Tuesday, October 31, 2017

HÒA LAN – TÂM TÌNH VỚI MẸ MARIA TRONG THÁNG MÂN CÔI

Năm Toàn Xá dịp kỷ niệm 100 Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, Bồ Đào Nha chuẩn bị khép lại, từng đoàn người từ khắp mọi miền trên thế giới vẫn chạy đến với Mẹ qua những cuộc hành hương, những hy sinh hàng ngày cũng như những tràng hạt Mân Côi, chuổi sống của những anh chị em trong các đoàn thể để thực thi lời Mẹ nhắn nhủ: Ăn năn sám hối, siêng năng lần hạt mân côi và tôn sùng trái tim Mẹ.
Âu châu đang giữa mùa Thu và trời se lạnh. Một số quốc gia vừa mới đổi múi giờ chậm hơn một tiếng vì ngày ngắn đêm dài như ông bà ta thường nói “tháng Mười chưa cười đã tối”. Chúng tôi cũng đã dần dần bắt nhịp với lối sống ở đây dù trong tâm trí vẫn còn ngỗn ngang những suy nghĩ, hoài niệm một nơi nào đó từng để lại thời trai trẻ và những kỷ niệm đẹp của những năm tháng truyền giáo.
Người xưa từng nói: “Thức khuya mới biết đêm dài, Ở lâu mới biết lòng người dở, hay...”. Câu nói đó nhắc nhở cho chúng tôi biết không nên đánh giá người khác cách vội vàng vì những người ban đầu mình nghĩ là không tốt nhưng càng về sau mới thấy họ chân thành với mình, còn những người ban đầu vồn vã với mình nhưng càng về sau mình mới hiểu họ như thế nào. Vì thế, để đánh giá nhân cách một con người hay một phong tục, tập quán của một nơi nào đó chúng ta cần phải có thời gian. Sau nhiều năm sống và làm việc ở Paraguay đã dạy cho chúng tôi kinh nghiệm quí báu ấy dù người dân ở đó hoàn toàn xa lạ với chúng tôi, và nay chúng tôi đã và đang bắt đầu sống với những người đồng hương cũng như những người thuộc nhiều quốc gia, chủng tộc, tôn giáo và văn hóa khác nhau nên chúng tôi cần phải sáng suốt và bình tĩnh hơn để có thể đánh giá và nhìn nhận đúng những người xung quanh mình.
Phải thực sự nhìn nhận rằng dù người bản xứ ở đây không có nhiều hoạt động tôn giáo hoành tráng và bề thế như ở Việt Nam hay các nước Nam Mỹ mà chúng tôi từng biết đến, họ sống rất công bình, ngay thẳng và tiết kiệm. Vì sống trong một giáo xứ toàn người Hòa Lan nên chúng tôi có dịp quan sát rõ và hiểu thêm về họ. Một khi họ đã làm là làm tới nơi tới chốn và rất đúng giờ. Chuyện công, chuyện tư rất minh bạch và điều đó có thể gây khó chịu cho những người làm việc theo cảm tính.
Chúng tôi đã bắt đầu đi sâu vào các sinh hoạt tôn giáo của người Hòa Lan, người nói tiếng Tây Ban Nha, người nói tiếng Anh cũng như một số vùng có người Công giáo Việt Nam sinh sống. Mỗi vùng, mỗi nơi, mỗi sắc tộc đều có một sắc thái riêng nhưng tựu trung một điều là họ rất yêu mến Đức Mẹ. Có thể nhiều người cho rằng người Công giáo tôn thờ Đức Mẹ hơn là tôn thờ Chúa. Điều đó hoàn toàn sai vì người Công giáo đến với Mẹ Maria vì Mẹ là Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Thiên Chúa, và qua Mẹ người ta có thể đến với Chúa vì Chúa không bao giờ ghen tỵ với Mẹ của Ngài.
Trong tháng Mân Côi chúng tôi có dịp giúp anh chị em thuộc gia đình Lòng Chúa Thương Xót tại Hòa Lan về vấn đề mục vụ Hôn Nhân và Gia Đình dịp họ mừng lễ thánh Quan Thầy Faustina. Đây là vấn đề nhạy cảm và tế nhị vì nhiều anh chị em rất thao thức và ước muốn hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội qua các bí tích nhưng vì có vài khiếm khuyết trong đời sống hôn nhân khiến họ rất ray rứt. Giáo Hội không làm gì khác hơn vì luật Chúa thì bất biến ngoài việc mời gọi những anh chị em đó luôn gần gũi với Giáo hội để có thể gỡ từng nút thắt vì Giáo Hội là Mẹ nên không bao giờ bỏ con cái dù con cái có sai đường lạc lối nhưng nay muốn quay trở về.
Nhiều giáo dân Việt Nam ở đây chưa có dịp hành hương Đức Mẹ Fatima và họ tha thiết được lãnh nhận ơn Toàn Xá nên đã mời chúng tôi đến để xưng tội và hiệp dâng thánh lễ để họ cảm thấy bình an khi chu toàn lời Mẹ nhắn nhủ. Chúng tôi càm thấy vui vì mình có thể giúp được những gì theo khả năng của mình là đem Lời Chúa đến cho mọi người.
Tháng Mân Côi với Mẹ hôm nay kết thúc, nhưng lời khuyên nhủ của Mẹ những lần hiện ra trên thế giới và cách riêng ở Fatima luôn vang vọng trong tâm trí của đàn con: Hãy ăn năn sám hối, siêng năng lần hạt Mân Côi và tôn sùng trái tim Mẹ để Mẹ cầu bàu với Chúa Con Mẹ tha thứ tội lỗi cho thế giới và dẹp trừ những bạo quyền xấu xa. Đối với loài người thì những chuyện ấy khó có thể xảy ra, nhưng với Thiên Chúa thì mọi sự đều có thể.
Hôm nay cũng là ngày kỷ niệm chúng tôi thụ phong linh mục. Thời gian trôi nhanh quá và tuổi đời cũng như tuổi linh mục mỗi ngày một nhiều thêm nhưng nhìn lại mình chưa làm được gì cho Chúa. Vẫn nghe đâu đó có người ca ngợi linh mục vì các ngài sống đúng tinh thần Tin Mừng, phản ánh hình ảnh trung thực của Chúa Kitô vì các ngài hiền lành, yêu thương và sống chết với đàn chiên mình coi sóc. Tuy nhiên, vẫn nghe đâu đó có một vài linh mục làm mờ đi hình ảnh Chúa Kitô để rồi từ đó xảy ra chia rẽ, lên án và khích bác nhau. Nhiều người ngày nay còn thắc mắc không biết linh mục có phải là một cái nghề hay không vì linh mục ở Âu châu này có lương bổng và cũng làm việc như một công chức!
Thật ra linh mục chính là hiện thân của Đức Kitô. Họ có nhiệm vụ kéo dài sự nghiệp của Chúa Giêsu ở trần gian để điều hành dân Chúa, để thánh hoá và rao giảng Tin Mừng. Chính vì là hiện thân của Đức Kitô nên người linh mục không còn sống cho chính mình nữa nhưng là sống cho Đức Kitô, như lời của thánh Phaolô “Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà Đức Kitô sống trong tôi.”(Gl 2,20). 
Thỉnh thoảng một số giáo dân chia sẻ nói rằng các cha sướng thiệt khỏi phải lo cơm áo, gạo tiền, còn chúng con thì khổ quá phải lo đủ thứ. Điều đó có thể đúng phần nào, nhưng phía sau những thứ nhìn thấy được đó có bao nhiêu người hiểu được đời sống phía sau cánh cửa của nhà xứ hay nhà Dòng của các linh mục là cả một sự cô đơn đáng sợ. Cô đơn đến từ bữa ăn, cô đơn đến từ giấc ngủ và cô đơn trên từng bước đi. Khi linh mục còn trai trẻ, khỏe mạnh thì lúc nào giáo dân cần các ngài cũng sẵn sàng và sự cô đơn vơi đi. Tuy nhiên, sự cô đơn càng mãnh liệt hơn khi linh mục bắt đầu có tí tuổi, sức khỏe suy giảm. Sự cô đơn sẽ lớn mạnh sau những cuộc tiếp xúc với bạn bè, sau giờ kinh tối, sau những thánh lễ rửa tội, an táng, tạ ơn, hôn phối... Bởi chưng linh mục cũng là con người như bao người khác, cũng cần đến những sự sẻ chia, cũng cần đến những lời động viên. Cho nên không thể phủ nhận rằng cũng có một số ít linh mục không sống đúng với ơn gọi của mình để rồi bị rơi vào tham-sân-si và đó có thể là lý do để gây ra gương mù, gương xấu. Tuy nhiên vượt trên tất cả, người linh mục không để cho cái tham-sân-si và sự cô đơn chế ngự tâm hồn mình vì họ biết rằng trên hành trình dâng hiến của đời linh mục đã có Chúa đồng hành.
Bản thân chúng tôi có những lúc muốn làm điều gì đó theo ý riêng mình vì cho rằng mình cũng từng có chút ít kinh nghiệm ở xứ truyền giáo với một số kiến thức kha khá và nghĩ rằng mình có thể làm được nhiều tốt đẹp cho người khác mà không cần Nhà Dòng hay Bề Trên. Tuy nhiên, khi đọc lại những chia sẻ quí báu “Năm chiếc bánh và Hai con cá” mà Đức Cô Hồng Y P.X Nguyễn Văn Thuận ghi lại trong những năm tháng tù đày ở Việt Nam, chúng tôi mới thấu hiểu về đời sống mục vụ: Chọn Chúa chứ không phải chọn công việc của Chúa. Hiện giờ chúng tôi vẫn phải lo trau giồi thêm tiếng Hòa Lan cho hành trình mục vụ của mình sau này và cảm nghiệm rằng Chúa luôn đồng hành với mình trong từng phút dây của cuộc sống và muốn chúng tôi phải luôn kiên nhẫn, hiền hòa và khiêm nhường để trở nên khí cụ bình an cho Ngài.
Hôm nay cũng là ngày Halloween, một lễ hội có người gốc tôn giáo nhưng đã bị biến tướng thành lễ hội hóa trang (hay lễ hội Hóa Lộ Quỉ) mà nhiều quốc gia Công giáo ở Nam Mỹ đã cấm không cho học sinh Công giáo tham gia lễ hội này. Thật ra, Halloween có tên gốc là All Hallows' Eve, có nghĩa là đêm trước Ngày lễ các thánh (vì ngày 1/11 là lễ Các Thánh). "Hallow" là một từ tiếng Anh cổ có nghĩa là "thánh". Tên ngày lễ sau đó được cắt thành Hallowe'en và cuối cùng là Halloween như chúng ta biết ngày nay.
"Các người hãy Thánh, vì Ta là Thánh" (Lv 19,2) là lời mời gọi của Chúa nhưng không mấy dễ dàng thực hiện. Tạ ơn Chúa đã cho con được trung thành với ngài thêm một năm nữa trong sứ vụ linh mục dù đời con te tua đầy tội lỗi. Xin Chúa và Mẹ Maria luôn ban ơn và nâng đỡ con vì con yếu đuối, mỏng dòn. Cảm ơn anh chị em đã luôn đồng hành, chia sẻ những lúc cô đơn, phiền muộn. Xin Chúa chúc lành cho tất cả.
Hòa Lan, 31 tháng 10 năm 2017 – Kỷ niệm thụ phong linh mục,

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.     

Monday, October 30, 2017

NHỮNG LỜI CHỈ TRÍCH LINH MỤC

Nếu linh mục đẹp trai thì thắc mắc: sao không chịu lấy vợ ?
Nếu xấu quá thì cho là không ma nào thèm lấy mới đi tu !
Nếu ăn mặc đồ thường thì bị cho là quá trần tục, bụi đời.
Nếu lúc nào cũng mặc chùng thâm thì bị cho là quá bảo thủ.
Nếu không tiếp chuyện ân cần với mọi người thì bị cho là lạnh lùng thấy mà gớm !
Nếu nói chuyện ân cần, tử tế thì bị cho là có dụng ý xấu.
Nếu để tóc dài thì bị cho là đang làm cuộc cách mạng đây !
Nếu lúc nào cũng để tóc ngắn như quân đội thì bị cho là quá cù lần !
Nếu lúc nào cũng ở nhà xứ thì thắc mắc là sao không chịu thăm viếng các gia đình.
Nếu đang bận đi thăm các gia đình, Giáo Dân đến không gặp
thì lại lớn tiếng là chẳng bao giờ thấy mặt cha ở nhà xứ !
Nếu sửa sang nhà cửa đã xuống cấp thì bị chỉ trích là ném tiền qua cửa sổ.
Nếu không làm gì thì bị cho là để nhà xứ bị bỏ hoang.
Nếu rửa tội và làm đám cưới nhiều thì bị chỉ trích là thích phô trương Bí Tích.
Nếu yêu cầu các thủ tục và hồ sơ nghiêm ngặt thì bị gán là hay làm khó.
Nếu có tổ chức Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ: bị người khác xỏ mũi mất rồi !
Nếu không có Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ: độc tài, cá nhân chủ nghĩa, muốn thâu tóm tất cả… !
Nếu xây lại Nhà Thờ quá cũ kỹ: Điều gì đang xảy ra đây ?
Nếu vẫn giữ y nguyên Nhà Thờ xập xệ: Giáo Xứ này không bao giờ tiến lên được !
Nếu cha giảng quá 20 phút: Bao giờ nói mới nói xong đây ?
Nếu bài giảng quá ngắn: Cha này chẳng biết gì cả, quá vội vàng, hấp tấp !
Nếu cha giảng với giọng dõng dạc: Cha này thích hung biện .
Nếu cha giảng với cung điệu bình thường:
Chẳng nghe được gì cả, không biết ông cha này đang nói gì !
Nếu đụng đến vấn đề xã hội: Cha này đang xen vào chính trị đây !
Nếu nói nhiều về Chúa: Cha này đang bay và không biết lúc nào hạ cánh đây !
Nếu cha thui thủi một mình: Cha này không chịu chia sẻ với ai cả.
Nếu nói chuyện chỉ với cánh đàn ông: Cha này trọng nam khinh nữ.
Còn nếu hàn huyên với các bà:
Cha này đang có ý đồ và chẳng bao lâu sẽ cởi áo Dòng cho mà xem !
Nếu cha quá trẻ: Không có kinh nghiệm, ai mà thèm nghe đây ?
Nếu cha quá già: Xin về hưu và nghỉ ngơi là vừa !
Nhưng… nếu cha sẽ chuyển đi xứ khác hay qua đời:
Tất cả mọi người lúc đó sẽ khóc thương và nói đủ thứ chuyện tốt đẹp về cha.
Anh chị em thân mến. Linh mục cũng chỉ là nhữn con người bình thường nhưng được Chúa chọn để trở thành những mục tử của chúng ta. Một số linh mục có đời sống thánh thiện, nhưng cũng có một số khác thì không. Nhưng nếu chúng ta muốn làm điều gì đó để giúp họ, hãy cầu nguyện cho họ và hợp tác với sứ vụ của họ. Nếu ai đó biết rằng một linh mục phạm một trong những lỗi nghiêm trọng, hãy đi gặp giám mục hay bề trên của linh mục ấy để trình bày với các ngài nhằm giải quyết kịp thời những sai phạm ấy chứ đừng để những điều đáng tiếc xảy ra hay để trở thành gương mù gương xấu mà ảnh hưởng đến thanh danh Giáo Hội. Chúng ta tạ ơn Chúa vì qua những linh mục, những vị đại diện Chúa Kitô ở trần gian chúng ta được lãnh nhận các bí tích để nuôi sống linh hồn.
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, svd

Wednesday, October 18, 2017


TỘI BÁNG BỔ THẦN THÁNH


Trong những ngày vừa qua, trên mạng xã hội tại Việt Nam có bình luận về một nhóm trẻ muốn “chơi ngu lấy tiếng” khi mặc những trang phục tôn giáo với hình thánh giá trên người nhảy nhót, uốn éo rất sexy tại một thủ đô ngàn năm văn hiến mà chưa thấy bị xử phạt nào từ phía chính quyền vì cái tội bang bổ tôn giáo. Còn nếu ai đó mà có lời nói hay hình ảnh gì xúc phạm lãnh tụ là bị xứ lý ngay. Điều này thấy thật bất công. Nhân chuyện này, chúng tôi muốn trình bày để mọi người tránh tội phỉ báng tôn giáo và các thần thánh.
Trong Cựu Ước, khi Môsê, một trong những thủ lãnh được Thiên Chúa chọn dẫn dân Israel trốn khỏi Ai Cập để đưa về Đất Hứa. Một hôm, khi ông đang còn chăn chiên trong sa mạc, thì ông nhìn thấy bụi gai bốc lửa, nhưng không bị thiêu rụi. Ông tò mò nhìn xem cảnh tượng kỳ lạ ấy nhưng Thiên Chúa đã nói với ông: "Ngươi đừng đến gần đây. Hãy cởi dép ở chân ra, vì chỗ ngươi đang đứng là nơi thánh" (Xc. Xh 3, 1-8).
Qua lời nói của Thiên Chúa với Môsê, Chúa muốn nhắn nhủ chúng ta một điều là hãy biết tôn trọng nơi Thánh, biểu tượng Thánh và những gì được gọi là Thánh.
Do đó, tôn giáo, thánh thần, tổ tiên, dân tộc, cha mẹ...là những điều thiêng liêng chỉ để yêu kính chứ không bao giờ để chế diễu, báng bổ...
Còn nhớ cách đây gần 30 năm về trước, nhà văn người Anh gốc Ấn độ Salman Rushdie, tác giả quyển tiểu thuyết Những vần thơ của quỷ Satan, cũng chỉ vì một chút hài hước khi phác ra những phúng dụ ám chỉ tiên tri Mohammed của Hồi giáo mà ông đã bị những người Hồi giáo trên thế giới xử tử hình vắng mặt, dẫn đến khủng hoảng ngoại giao giữa các nước Âu châu và thế giới Ả-rập, và những ai làm việc với tác giả này đểu bị sát hại cách dã man bởi những người Hồi giáo quá khích. Cho đến bây giờ, nhà văn nổi tiếng ấy vẫn đang sống biệt tích vì sợ trả thù.
Cách đây gần 3 năm, vụ xả súng tại trụ sở tuần báo trào phúng  Charlie Hebdo ngày 7 tháng 1 năm 2015  khiến 12 người thiệt mạng, 11 người khác bị thương trong đó có bốn người bị thương rất nặng. Nguyên nhân của vụ tấn cống này là do những kẻ Hồi giáo quá khích cho rằng những họa sĩ châm biếm của tuần báo này đã bôi nhọ tôn giáo của họ.
Trên thế giới hiện nay có nhiều người quá khích thật. Họ nhân danh tôn giáo để làm những chuyện không hay. Tuy nhiên, đạo Công giáo không dạy chúng ta thái độ qua khích, bạo động nhưng Chúa Giêsu chỉ dạy chúng ta hãy nhân từ, hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Bởi thế người Công giáo chân chính không trả thù, không hãm hại người khác vì chính Chúa sẽ làm điều ấy thay cho chúng ta khi những ai xúc phạm đến Danh Ngài.
Có nhiều người mỉa mai rằng hiện nay biết bao kẻ nói lộng ngôn, phỉ báng tôn giáo, xúc phạm đến nhà thờ và các vật thánh mà có thấy Thiên Chúa phạt đâu? Chúng vẫn sống phây phây, làm ăn khấm khá, mỗi ngày thêm giàu có, nhà cao cửa rộng ... Xin đáp rằng : Họ chưa bị phạt thì không phải họ sẽ không bao giờ bị phạt. 
Hình phạt là điều chắc chắn, nếu họ không hối cải và xin Thiên Chúa tha thứ. Không hình phạt đời này thì hình phạt đời sau. Thiên Chúa tuy nhân từ, chờ đợi họ ăn năn hối lỗi, song Ngài cũng là Đấng Uy linh và công bình vô cùng, không thể coi tội lộng ngôn là vô can được.
Tội gì còn dễ dung thứ, chứ tội lộng ngôn phạm thượng là tội rất lớn, khó được tha thứ, không bởi lòng Chúa hẹp lượng, nhưng bởi lòng chai đá và tự ái kiêu căng của họ không mềm ra được mà thống hối xin tha. Thậm chí, Đức Giêsu còn nói tội “lộng ngôn phạm đến Chúa Thánh Thần” thì không được tha thứ cả đời này lẫn đời sau, nghĩa là không bao giờ được tha thứ vì đã dám khinh thường Đấng dựng nên Đất Trời này, 
Các tội khác người ta phạm, thường vì yếu đuối, do bị cám dỗ, thèm muốn quá mà sa ngã. Cho nên Thiên Chúa cũng dễ xót thương, tha thứ. Còn tội lộng ngôn, phỉ báng là do kiêu căng, hỗn xược mà đâm ghét Thiên Chúa, căm thù trực tiếp đối với chính Thiên Chúa, có thể nói : nếu họ giết được Thiên Chúa thì họ cũng giết, mà vì không giết được thì họ mạ lị, lăng nhục cho hả giận. Như vậy, tội lộng ngôn tố cáo kẻ ấy xấc láo, vô đạo đến tột độ.
Má tôi có kể lại một cậu chuyện mà tôi còn nhớ sau năm 1975, có một ông cán bộ cộng sản sau khi cướp một trường Dòng đã đập phá cây thánh giá và rất vui mừng vì từ nay ông sẽ được ngang nhiên ở một ngôi nhà rộng rãi vừa chiếm được. Nhưng niềm vui đó không được bao lâu vì hai ngày sau ông bị chết trôi trên một con sông rất cạn. Và biết bao nhiêu chuyện tương tự xảy ra khi những người chiến thắng sau năm 1975 ngang nhiên biến những nơi thánh thành nhà riêng và làm những việc bị xem là báng bổ thần thánh. Họ luôn sống trong tình trạng bất an dù vật chất, tiền bạc họ không hề thiếu.
Là người Công giáo, chúng ta cần phải làm gì trước những người đã và đang xúc phạm và báng bổ thần thánh?  
+ Trước hết chúng ta cầu nguyện cho họ như Chúa Giê su đã từng cầu nguyện trên Thập giá: “Xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23,34)  
+ Tiếp đến là chúng ta cố tránh tránh làm cớ cho kẻ ngoại đạo, kẻ vô tín ngưỡng, kẻ vô đạo phỉ báng danh Thiên Chúa (Rm 2.24; 1Tm 6.1; Tt 2,5), xúc phạm đến Người, tức là sửa đổi cách ăn nết ở của chúng ta với những tham ô, dục vọng, tham lam hà tiện, ăn gian nói dối, trộm cắp, cãi cọ đánh lộn, chửi tục, vợ nọ con kia, trai gái, rượu chè, nhậu nhẹt say sưa tối ngày, cờ bạc, mê tín dị đoan,... Nếu người ngoại đạo thấy chúng ta là những người tin thờ Chúa mà cứ làm những điều như thế, họ sẽ lăng nhục Chúa mà nói : “Cái ông Chúa mà các ông bà tôn thờ có hơn gì mấy ông Bụt, thần, tà ma ngoại đạo đâu, vì các ông bà cũng làm mọi sự xấu xa như bao người khác. Các linh mục của các ông bà giảng dạy ra sao mà không chịu thực hành.
+ Rồi cuối cùng, chúng ta phải tránh không bao giờ được nói lời xúc phạm, lộng ngôn, phỉ báng đến Chúa, đến các người thay mặt Chúa, đến các thánh, nói chung đến các sự thuộc về Chúa. Có một tội, không hẳn là lộng ngôn nhưng nhiều tín hữu, ngay cả người được tiếng là đạo đức cũng hay mắc phải, đó là tội phàn nàn, càm ràm, oán trách Chúa. 
Có người nói : “Tại sao Chúa để con phải khổ thế này ?”. Người khác lại bực bôi khi gia đình có người bị tai nạn thì oán trách Chúa : “Tại sao Chúa bắt con tôi phải chết ?”. Có người bị bệnh lâu ngày cũng trách : “Tôi có tội gì đâu mà Chúa bắt tôi phải đau ốm, khổ cực thế này?”. Còn nhiều lời oán trách khác tương tự như vậy. Một cách nào đó, những lời ấy là lời lộng ngôn phạm thượng. Những lời ấy diễn tả tâm trạng bực tức Chúa, song chưa dám lăng nhục, mạ lị Chúa đó thôi. Các tội khác như ăn cắp, nói hành nói tỏi, ngoại tình, rối rắm,... thậm chí giết người, tuy cũng là tội trọng, nhưng xét cho cùng, vẫn còn nhẹ hơn, và dễ được Chúa tha thứ hơn vì các tội này ta phạm do yếu đuối, do xác thịt đam mê, chứ không bởi tức giận Chúa.
Lạy Chúa, xin cho những ai vô tình hay cố ý xúc phạm đến Chúa và báng bổ thần thánh biết ăn năn sám hối để đươc Chúa tha thứ. Xin cho thế giới này biết nhận ra quyền năng Chúa để tôn thờ và ngợi khen Người để chính Người luôn ban ơn và chúc lành cho chúng con. Amen.

Tháng Mân Côi 2017
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.

Friday, October 6, 2017

DE EERSTE  INDRUKEN VAN EEN AZIATISCHE MISSIONARIS IN NEDERLAND

Mijn officiële naam is Anthony Tran Xuan Sang (Tony Tran). Ik ben geboren in de stad Saigon, Vietnam. Ik ben de achtste van negen kinderen. Mijn moeder was oorspronkelijk boedhist, maar werd later katholiek. Vijf jaar geleden is ze overleden. We hadden een zeer goede band samen. Na de middelbare school in mijn geboorteland werd ik lid van de Vietnamese Congregatie van St. Jozef, die later samenging met de SVD (Societas Verbi Divini). De communistische regering van Vietnam was niet echt ingenomen met mijn beslissing om priester te worden. In 2006 kreeg ik, na mijn priesterwijding, mijn eerste benoeming en ging ik werken in Paraguay, waarmee mijn droom als kind werkelijkheid werd. Ik wilde al heel jong missionaris worden.
De eerste jaren waren moeilijk. Ik was nooit buiten Vietnam geweest. Paraguay is tweetalig: Spaans en Guarani. Ik ging Spaans leren, maar kreeg een benoeming voor een plattelandsparochie, waar de mensen Guarani spreken. De mensen in Paraguay zijn erg vriendelijk en zeer open. Geleidelijk aan raakte ik gewend aan hun tradities. We hadden een goede band met elkaar. Daarna was ik actief op meerdere terreinen voor de SVD-provincie: ik was betrokken bij roepingen en vorming voor het seminarie en later, tot mijn vertrek uit Paraguay, was ik verbonden aan een grote school en een parochie in de hoofdstad. Dankzij de Paraguayanen heb ik in hun land als religieus een gelukig leven  gekend.
          I            k kreeg mijn tweede benoeming voor Nederland. De SVD is in meer dan 70 landen werkzaam. Vanuit de Nederlands-Belgische provincie gingen veel missionarissen naar het buitenland. Nu zijn we in deze provincie niet meer met velen. Ik ben hier uit dank voor oudere medebroeders die eropuit trokken om het Woord te zaaien. Onze generatie zet hun werk voort en spant zich in om het zaad te doen groeien. Voor mijn werk vraag ik uw gebed.
Mijn eerste indruk in Nederland was een heel mooi en groen land. De mensen zijn aardig en vriendelijk. De taal is erg moeilijk te begrijpen, maar de mensen hier spreken heel goed Engels. Ze zijn heel oprecht en heel punctueel. De religieuze activisten zijn echter niet zo levendig en creatief als de mensen in Zuid-Amerika omdat de jongeren niet meer beoefenaars zijn. Veel mooie oude kerken zijn nu musea of culturele centra of plaatsen van vermaak omdat zeer weinig mensen deelnemen aan de eucharistie en daarom is er geen middelen voor onderhoud.
Nederland is een land dat veel migranten heeft ontvangen uit verschillende landen, vluchtelingen, vooral mijn Vietnamese landgenoten. We kunnen zeggen dat dit een klein geografie land is maar met een groot hart omdat het alle behoeftigen heeft ontvangen.
Ik woon nu meer dan drie maanden in de stad Schiedam in de SVD- gemeenschap, ik heb fijne en goede contacten met veel mensen: de buren, de leraren, de parochianen in de parochie en de andere type in de maatschappij en ik waardeer het te veel. Dank u Nederland.

Pater Tony Tran, SVD.