Monday, October 31, 2016

PARAGUAY – MỘT CHÚT TẢN MẠN DỊP THỤ PHONG LINH MỤC

Hôm nay là ngày cuối cùng của tháng 10 và nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đang rầm rộ tổ chức một lễ hội dân gian có tên là Halloween. Là người Công giáo, chúng ta không tố chức hay khuyến khích cho lễ hội này nhưng chúng ta thử tìm hiểu qua để biết và nói cho con cháu nếu có dịp chúng hỏi chúng ta.   
Tên gọi Halloween hay Hallowe'en có niên đại từ khoảng năm 1745 và có nguồn gốc Kitô giáo. Halloween (viết rút gọn từ "All Hallows' Evening") là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, vào buổi tối trước Lễ Các Thánh ngày 1 tháng 11, theo sau đó là Lễ Các Đẳng Linh Hồn ngày 2 tháng 11 trong Kitô giáo Latinh. Ba ngày này được nhóm chung thành Tam nhật Các Thánh, là thời gian dành để tôn kính các thánh nhân và cầu nguyện cho những linh hồn chưa lên thiên đàng. Trọng tâm theo truyền thống của Halloween xoay quanh chủ đề sử dụng "sự hài hước và chế giễu để đối đầu với quyền lực của cái chết".
Cách nhìn phổ biến cho rằng nhiều truyền thống của Halloween bắt nguồn từ các lễ hội thu hoạch của người Celtic mà có thể mang gốc rễ ngoại giáo, đặc biệt là lễ hội Samhain của người Gael, và rằng lễ hội này đã được Giáo hội thời sơ khởi Kitô giáo hóa. Tuy nhiên, một số nhà hàn lâm ủng hộ quan điểm rằng Halloween phát triển độc lập với Samhain và chỉ có nguồn gốc Kitô giáo.
Các hoạt động phổ biến trong lễ hội Halloween là trick-or-treat (trẻ con hoá trang đến gõ cửa nhà hàng xóm để xin bánh kẹo), dự tiệc hóa trang, đốt lửa, khắc bí ngô thành jack-o'-lanten, đớp táo, các trò đùa cợt, xem phim hoặc kể chuyện kinh dị. Ở nhiều nơi trên thế giới, những cử hành Kitô giáo trong ngày lễ Halloween như tham dự lễ nhà thờ và thắp nến trên các ngôi mộ, vẫn còn phổ biến, mặc dù ở các nơi khác, Halloween là một ngày hội mang tính thế tục và thương mại nhiều hơn. Trong lịch sử, một số người Kitô giáo từng kiêng thịt vào đêm Vọng lễ Các Thánh, một truyền thống dẫn đến thói quen ăn những loại thực phẩm nhất định vào đêm canh thức này, bao gồm  táo, bánh kếp khoai tây và bánh ngọt linh hồn.
 Một số báo chí Việt Nam còn gọi lễ hội hóa trang này là "Hóa lộ quỷ" hay "Ma lộ hình", mô phỏng cách phát âm tiếng Anh. (xc. https://vi.wikipedia.org/wiki/Halloween).
 Biểu tượng của ngày lễ Halloween là những trái bí ngô được khoét theo những khuôn mặt tưởng tượng. Chuyện kể lại rằng, vào ngày đó những người đã chết sẽ quay về nhân gian tìm một cơ thể và nhập vào để được đầu thai vào năm sau. Đó là cách duy nhất để các linh hồn đó có thể được tái sinh. Người Celtic tin rằng ngày đó chính là ngày âm dương giao hòa, kẻ chết và người sống có thể tiếp xúc với nhau. Dĩ nhiên người sống không bao giờ muốn cơ thể của mình bị các linh hồn “cướp” mất, vì thế vào tối 30/10 tất cả các làng mạc đều dập tắt lửa và mặc những trang phục cực kỳ ghê tởm và diễu hành ầm ĩ khắp xóm để xua đuổi các linh hồn đến tìm kiếm thân xác để nhập vào. (xc. http://khoahoc.tv/le-hoi-ma-halloween-va-nhung-dieu-ban-chua-biet-56670).
Như thế, lễ hội Halloween đã bị biến tướng và bị thương mại hóa và nhiều người trẻ Công giáo không vững đức tin nên dễ bị lung lạc và dễ bị cuốn theo trào lưu tục hóa. Bản chất của lễ hội này không hề xấu vì chỉ là một nét văn hóa cổ xưa nhưng theo dòng thời gian đã trở thành một thứ lạc giáo và nếu chúng ta không cảnh tỉnh thì dễ rơi vào “thuyết tương đối”, điều mà giới trẻ và ngay cả nhiều người lớn ngày nay thường biện minh cho những việc sai trái của mình là “không ảnh hưởng gì hòa bình thế giới”
Tháng 10 năm nay cũng để lại nhiều điều không may cho thê giới và nước Việt thân yêu chúng ta khi những trận cuồng phong và lụt lội đã tàn phá nhà cửa, hoa màu cũng như thiệt hạt về nhân mạng. Nhiều gia đình ở miền Trung Việt Nam đến giờ vẫn còn trong tình trạng màng trời, chiếu đất và đang nhận sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm khắp nơi để duy trì suy sống mà thấy nhói lòng. Phải chăng thiên nhiên đang giận dữ và đang trả thù con người vì chính con người đã và đang hủy hoại thiên nhiên! Rạng sáng thứ Ba ngày 25 tháng 10 vừa qua khi chúng tôi đang còn chìm trong giấc ngủ thì bỗng nhiên nghe một tiếng động rất lớn là tiếng sấm đã khiến toàn bộ hệ thống điện quanh khu vực chúng tôi bị cháy và giông bão nổi lên khiến cây cối ngã đỗ và nhiều ngôi nhà trần tôn bị cuốn đi trong đó có ngôi trường học của chúng tôi. Trận cuồng phong này đã làm thiệt hại rất nhiều về vật chất trong vùng chúng tôi đang sống nhưng cũng may là không có thiệt hạt về con người. Chính mình ở trong hoàn cảnh đó mới hiểu được những người khốn khổ vì thảm hoại thiên nhiên đang ngày đêm vật vã vì cơn đói khát và không có chỗ nương thân. Chính lúc này mơi cần sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm để họ có thể phần nào giảm bớt những khổ đau phần xác cũng như phần hồn.
Hôm nay cũng là ngày kỷ niệm 7 anh em chúng tôi lãnh tác vụ linh mục. Lẽ ra ngày thụ phong linh mục lúc đầu ấn định là ngày 18 tháng 10 - lễ Thánh Luca. Tuy nhiên do vài vấn đề nhạy cảm giữa chính quyền và Giáo quyền ngày ấy nên đã ấn định lại ngày thụ phong linh mục của chúng tôi trùng ngày lễ Halloween. Không biết vô tình hay hữu ý mà cả hai phía đều đồng ý cho ngày này, một ngày lễ hội bị biến tướng và đối với chúng tôi chỉ biết vâng lời và làm theo. Ngày ấy không dễ dàng giống như bây giờ vì còn bị cơ chế xin-cho và tất cả đều phải chờ đợi quyết định từ trên nếu họ không đồng ý thì phải tiếp tục chờ… Vây mà hơn một thập niên đã trôi qua với bao biến động trong xã hội, trong cuộc sống và trong từng người chúng tôi nhưng nhờ ơn Chúa nâng đỡ và lời cầu nguyện của bao người nên chúng tôi vẫn còn ở trong ơn gọi này.
Người đời thường nói sống ơn gọi nào cũng có thánh giá và mỗi người phải tự biết vác thánh giá mình mà không nên phàn nàn, than thở. Chúng tôi cũng biết bao lần lên bờ, xuống ruộng trong đời tu khi còn  là chú chủng sinh trong chủng viện, rồi sau đó khấn Dòng trong Học viện và đời sống truyền giáo như một linh mục nơi vùng truyền giáo ở Nam Mỹ. Vui có, buồn có, thất vọng có, chán nản có, tham vọng có, tội lỗi có, thành công có, thất bại cũng có… Nhất là trong tháng này chúng tôi bị một tên say rượu có chơi ma túy vô cớ vào nhà thờ đánh thẳng vào ngực chúng tôi trong lúc chuẩn bị dâng thánh lễ. Những năm đầu đời linh mục cảm thấy gần Chúa và siêng năng cầu nguyện, hiệp dâng thánh lễ sốt sắng lắm nhưng càng ngày càng thấy mình tệ đi nhiều về mọi phương diện mà chỉ bản thân mới nhận ra. Ngẫm lại thấy những bậc đàn anh khi kỷ niệm ngân khánh, kim khánh hay ngọc khánh linh mục mà các ngài vẫn còn hăng say và tràn đầy nhiệt huyết như những ngày đầu mà bản thân càm thấy xấu hổ vì mình chưa là gì cả.
Hôm nay có cha bạn cùng lớp ở giáo xứ xa xôi mới về thăm và tình cờ có một linh mục đồng hương cũng đến thủ đô có việc nên 3 anh em rủ nhau đi ăn tối để tạ ơn Chúa dịp hội ngộ và ngày kỷ niệm thụ phong linh mục. Lâu ngày được dịp trò chuyện tiếng Việt giữa những người đồng hương đang ở xứ người cảm thấy rất hạnh phúc.
Hôm nay cũng là ngày kết thúc tháng Mân Côi và khi chúng tôi đang còn viết những hàng nhật ký này lúc 22h30 giờ Paraguay ngày 31 tháng 10 thì bên Việt Nam đã bước qua ngày 1 tháng 11 - Lễ Các Thánh. Xin Mẹ Maria và các Thần Thánh trên trời luôn gìn giữ và phù hộ chúng con trong ơn gọi linh mục dù chúng con nhận biết rằng mình yếu đuối và dễ sa ngã. Xin các Thánh Nam Nữ luôn cầu bầu cho tất cả những người thân yêu, bè bạn chúng con trong ngày bổn mạng của tất cả.       
Paraguay, 31/10/2016, Kỷ niệm thụ phong linh mục

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
PARAGUAY – MỘT CHÚT TẢN MẠN DỊP THỤ PHONG LINH MỤC

Hôm nay là ngày cuối cùng của tháng 10 và nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đang rầm rộ tổ chức một lễ hội dân gian có tên là Halloween. Là người Công giáo, chúng ta không tố chức hay khuyến khích cho lễ hội này nhưng chúng ta thử tìm hiểu qua để biết và nói cho con cháu nếu có dịp chúng hỏi chúng ta.   
Tên gọi Halloween hay Hallowe'en có niên đại từ khoảng năm 1745 và có nguồn gốc Kitô giáo. Halloween (viết rút gọn từ "All Hallows' Evening") là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, vào buổi tối trước Lễ Các Thánh ngày 1 tháng 11, theo sau đó là Lễ Các Đẳng Linh Hồn ngày 2 tháng 11 trong Kitô giáo Latinh. Ba ngày này được nhóm chung thành Tam nhật Các Thánh, là thời gian dành để tôn kính các thánh nhân và cầu nguyện cho những linh hồn chưa lên thiên đàng. Trọng tâm theo truyền thống của Halloween xoay quanh chủ đề sử dụng "sự hài hước và chế giễu để đối đầu với quyền lực của cái chết".
Cách nhìn phổ biến cho rằng nhiều truyền thống của Halloween bắt nguồn từ các lễ hội thu hoạch của người Celtic mà có thể mang gốc rễ ngoại giáo, đặc biệt là lễ hội Samhain của người Gael, và rằng lễ hội này đã được Giáo hội thời sơ khởi Kitô giáo hóa. Tuy nhiên, một số nhà hàn lâm ủng hộ quan điểm rằng Halloween phát triển độc lập với Samhain và chỉ có nguồn gốc Kitô giáo.
Các hoạt động phổ biến trong lễ hội Halloween là trick-or-treat (trẻ con hoá trang đến gõ cửa nhà hàng xóm để xin bánh kẹo), dự tiệc hóa trang, đốt lửa, khắc bí ngô thành jack-o'-lanten, đớp táo, các trò đùa cợt, xem phim hoặc kể chuyện kinh dị. Ở nhiều nơi trên thế giới, những cử hành Kitô giáo trong ngày lễ Halloween như tham dự lễ nhà thờ và thắp nến trên các ngôi mộ, vẫn còn phổ biến, mặc dù ở các nơi khác, Halloween là một ngày hội mang tính thế tục và thương mại nhiều hơn. Trong lịch sử, một số người Kitô giáo từng kiêng thịt vào đêm Vọng lễ Các Thánh, một truyền thống dẫn đến thói quen ăn những loại thực phẩm nhất định vào đêm canh thức này, bao gồm  táo, bánh kếp khoai tây và bánh ngọt linh hồn.
 Một số báo chí Việt Nam còn gọi lễ hội hóa trang này là "Hóa lộ quỷ" hay "Ma lộ hình", mô phỏng cách phát âm tiếng Anh. (xc. https://vi.wikipedia.org/wiki/Halloween).
 Biểu tượng của ngày lễ Halloween là những trái bí ngô được khoét theo những khuôn mặt tưởng tượng. Chuyện kể lại rằng, vào ngày đó những người đã chết sẽ quay về nhân gian tìm một cơ thể và nhập vào để được đầu thai vào năm sau. Đó là cách duy nhất để các linh hồn đó có thể được tái sinh. Người Celtic tin rằng ngày đó chính là ngày âm dương giao hòa, kẻ chết và người sống có thể tiếp xúc với nhau. Dĩ nhiên người sống không bao giờ muốn cơ thể của mình bị các linh hồn “cướp” mất, vì thế vào tối 30/10 tất cả các làng mạc đều dập tắt lửa và mặc những trang phục cực kỳ ghê tởm và diễu hành ầm ĩ khắp xóm để xua đuổi các linh hồn đến tìm kiếm thân xác để nhập vào. (xc. http://khoahoc.tv/le-hoi-ma-halloween-va-nhung-dieu-ban-chua-biet-56670).
Như thế, lễ hội Halloween đã bị biến tướng và bị thương mại hóa và nhiều người trẻ Công giáo không vững đức tin nên dễ bị lung lạc và dễ bị cuốn theo trào lưu tục hóa. Bản chất của lễ hội này không hề xấu vì chỉ là một nét văn hóa cổ xưa nhưng theo dòng thời gian đã trở thành một thứ lạc giáo và nếu chúng ta không cảnh tỉnh thì dễ rơi vào “thuyết tương đối”, điều mà giới trẻ và ngay cả nhiều người lớn ngày nay thường biện minh cho những việc sai trái của mình là “không ảnh hưởng gì hòa bình thế giới”
Tháng 10 năm nay cũng để lại nhiều điều không may cho thê giới và nước Việt thân yêu chúng ta khi những trận cuồng phong và lụt lội đã tàn phá nhà cửa, hoa màu cũng như thiệt hạt về nhân mạng. Nhiều gia đình ở miền Trung Việt Nam đến giờ vẫn còn trong tình trạng màng trời, chiếu đất và đang nhận sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm khắp nơi để duy trì suy sống mà thấy nhói lòng. Phải chăng thiên nhiên đang giận dữ và đang trả thù con người vì chính con người đã và đang hủy hoại thiên nhiên! Rạng sáng thứ Ba ngày 25 tháng 10 vừa qua khi chúng tôi đang còn chìm trong giấc ngủ thì bỗng nhiên nghe một tiếng động rất lớn là tiếng sấm đã khiến toàn bộ hệ thống điện quanh khu vực chúng tôi bị cháy và giông bão nổi lên khiến cây cối ngã đỗ và nhiều ngôi nhà trần tôn bị cuốn đi trong đó có ngôi trường học của chúng tôi. Trận cuồng phong này đã làm thiệt hại rất nhiều về vật chất trong vùng chúng tôi đang sống nhưng cũng may là không có thiệt hạt về con người. Chính mình ở trong hoàn cảnh đó mới hiểu được những người khốn khổ vì thảm hoại thiên nhiên đang ngày đêm vật vã vì cơn đói khát và không có chỗ nương thân. Chính lúc này mơi cần sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm để họ có thể phần nào giảm bớt những khổ đau phần xác cũng như phần hồn.
Hôm nay cũng là ngày kỷ niệm 7 anh em chúng tôi lãnh tác vụ linh mục. Lẽ ra ngày thụ phong linh mục lúc đầu ấn định là ngày 18 tháng 10 - lễ Thánh Luca. Tuy nhiên do vài vấn đề nhạy cảm giữa chính quyền và Giáo quyền ngày ấy nên đã ấn định lại ngày thụ phong linh mục của chúng tôi trùng ngày lễ Halloween. Không biết vô tình hay hữu ý mà cả hai phía đều đồng ý cho ngày này, một ngày lễ hội bị biến tướng và đối với chúng tôi chỉ biết vâng lời và làm theo. Ngày ấy không dễ dàng giống như bây giờ vì còn bị cơ chế xin-cho và tất cả đều phải chờ đợi quyết định từ trên nếu họ không đồng ý thì phải tiếp tục chờ… Vây mà hơn một thập niên đã trôi qua với bao biến động trong xã hội, trong cuộc sống và trong từng người chúng tôi nhưng nhờ ơn Chúa nâng đỡ và lời cầu nguyện của bao người nên chúng tôi vẫn còn ở trong ơn gọi này.
Người đời thường nói sống ơn gọi nào cũng có thánh giá và mỗi người phải tự biết vác thánh giá mình mà không nên phàn nàn, than thở. Chúng tôi cũng biết bao lần lên bờ, xuống ruộng trong đời tu khi còn  là chú chủng sinh trong chủng viện, rồi sau đó khấn Dòng trong Học viện và đời sống truyền giáo như một linh mục nơi vùng truyền giáo ở Nam Mỹ. Vui có, buồn có, thất vọng có, chán nản có, tham vọng có, tội lỗi có, thành công có, thất bại cũng có… Nhất là trong tháng này chúng tôi bị một tên say rượu có chơi ma túy vô cớ vào nhà thờ đánh thẳng vào ngực chúng tôi trong lúc chuẩn bị dâng thánh lễ. Những năm đầu đời linh mục cảm thấy gần Chúa và siêng năng cầu nguyện, hiệp dâng thánh lễ sốt sắng lắm nhưng càng ngày càng thấy mình tệ đi nhiều về mọi phương diện mà chỉ bản thân mới nhận ra. Ngẫm lại thấy những bậc đàn anh khi kỷ niệm ngân khánh, kim khánh hay ngọc khánh linh mục mà các ngài vẫn còn hăng say và tràn đầy nhiệt huyết như những ngày đầu mà bản thân càm thấy xấu hổ vì mình chưa là gì cả.
Hôm nay có cha bạn cùng lớp ở giáo xứ xa xôi mới về thăm và tình cờ có một linh mục đồng hương cũng đến thủ đô có việc nên 3 anh em rủ nhau đi ăn tối để tạ ơn Chúa dịp hội ngộ và ngày kỷ niệm thụ phong linh mục. Lâu ngày được dịp trò chuyện tiếng Việt giữa những người đồng hương đang ở xứ người cảm thấy rất hạnh phúc.
Hôm nay cũng là ngày kết thúc tháng Mân Côi và khi chúng tôi đang còn viết những hàng nhật ký này lúc 22h30 giờ Paraguay ngày 31 tháng 10 thì bên Việt Nam đã bước qua ngày 1 tháng 11 - Lễ Các Thánh. Xin Mẹ Maria và các Thần Thánh trên trời luôn gìn giữ và phù hộ chúng con trong ơn gọi linh mục dù chúng con nhận biết rằng mình yếu đuối và dễ sa ngã. Xin các Thánh Nam Nữ luôn cầu bầu cho tất cả những người thân yêu, bè bạn chúng con trong ngày bổn mạng của tất cả.       
Paraguay, 31/10/2016, Kỷ niệm thụ phong linh mục

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.

Friday, October 7, 2016

PARAGUAY – LINH MỤC VÀ CHUỖI MÂN CÔI

Tháng Mân Côi hay Mai Khôi lại về cũng là dịp để người Ki-tô hữu gần gũi Mẹ Maria với tràng hạt Mân Côi để cùng Mẹ cầu cho hòa bình thế giới trước những bất công, bạo lực, khủng bố và thảm họa thiên nhiên xảy ra hàng ngày như lời Mẹ nhắn nhủ trong những lần hiện ra với con cái Mẹ, nhất là ở Fatima.
Khi còn nhỏ ở Việt Nam chúng tôi thường hay nghe người lớn nói: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối” vì muốn giải thích hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa. Điều này chỉ đúng ở các nước thuộc Bắc Bán Cầu, còn Nam Bán Cầu nơi chúng tơi đang sinh sống thì lại khác hoàn toàn và phải đọc ngược lại là” “Ngày tháng năm chưa mần đã tối, Đêm tháng mười chưa cười đã sáng” vì ngày ngắn, đêm dài (tháng 5 trời lạnh) và ngày dài đêm ngắn (tháng 10 trời nóng).
Tháng Mười năm nay có lẽ do ảnh hưởng khí hậu toàn cầu nên trời hay mưa bão và nhiệt độ cũng không nóng bức như mọi năm. Tuy nhiên vì thời tiết quá thất thường nên rất nhiều người đau bệnh và đột tử và cứ phải đi làm phép xác đều đều cho cả trẻ lẫn già.
Như chúng ta cũng biết Paraguay là một xứ truyền giáo vì linh mục địa phương rất ít và mỗi khi họp liên tu sĩ hay đại hội dân Chúa thì thấy rất đông các linh mục tu sĩ nước ngoài với đầy đủ màu da, tiếng nói. Vùng đất truyền giáo này cũng đón nhận rất nhiều người di dân đến từ khắp nơi, trong đó có người Nhật, Hàn quốc và Đài Loan là những người thành đạt nhất ở đây. Các đồ đùng hàng ngày như tủ lạnh, xe hơi, điện thoại, tivi với thương hiệu Samsung, Kia, Huyndai… của Hàn quốc rất được ưa chuộng ở đây. Bởi thể, người Hàn quốc ngày càng đến đây rất đông và mang theo gia đình, bà con để mở rộng thị trường và trở nên những người khá thành đạt và giàu có nhất là các thành phố và trung tâm thủ đô của Paraguay. Và cũng vì thế nhu cầu tâm linh của họ cũng được quan tâm rất kỹ khi họ cũng gởi qua những mục sư, linh mục để đồng hành với bổn đạo của mình. Đức giám mục ở đây đã chấp thuận cho họ có một giáo xứ giành riêng cho giáo dân Hàn quốc và tất cả nghi thức, thánh lễ đều bằng tiếng bản xứ Hàn quốc để họ có thể dễ dàng cảm nhận ơn Chúa và yên tâm sống nơi đất khách quê người như quê nhà của mình.
Giáo dân xứ Hàn ở đây rất quảng đại như người Việt Nam mình sống ở hải ngoại. Cứ 3 hay 5 năm một lần thì cha xứ của họ sẽ trở về Hàn quốc và Giáo hội ở Hàn quốc sẽ gởi một linh mục khác để thay thế làm  nhiệm vụ. Và chính giáo dân ở đây sẽ phải chi trả mọi thứ từ chỗ ăn ở, sinh hoạt phí, lương tháng và những ngày phép hàng năm cho cha xứ họ. Không phải tất cả những người Hàn quốc làm việc ở đây đều nói được tiếng tây Ban Nha (ngoại trừ các em nhỏ học ở trường và những thương gia làm việc trực tiếp với người nước ngoài). Bởi thế họ sống khá khép kín và thường chỉ kết hôn giữa người Hàn với nhau.
Cha xứ mới ở đây có quen thân với chúng tôi khi chúng tôi có cuộc họp với Giám mục giáo phận.  Vị linh mục này không nói được tiếng Tây Ban Nha nên chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Thỉnh thoảng ngài nhờ chúng tôi dâng lễ vì ngài có những cuộc họp đồng hương với các linh mục Hàn bên Argentina hay Peru và chúng tôi phải chuẩn bị vài tiếng Hàn để chào hỏi trước và sau thánh lễ. Phần còn lại chúng tôi nói tiếng Tây Ban Nha và có người phiên dịch qua tiếng Hàn. Các bà, các cô lúc đầu khá khép kín nhưng khi chúng tôi bắt đầu chào hỏi vài câu Hàn quốc và họ nhìn thấy chúng tôi cũng giống cha xứ của họ nên họ khá vồn vã và sau thánh lễ họ thường mời chúng tôi ăn các món ăn đặc trưng của họ và còn tặng chúng tôi món Kimchi để mang về. Thật thú vị khi thỉnh thoảng được các cộng đồng đa quốc gia mời dâng thánh lễ và chúng tôi biết thêm chút ít về văn hóa của họ vì nhà truyền giáo không những chỉ biết của mình mà còn biết học hỏi và kết hợp với nhau để làm phong phú thêm cho cuộc sống.
Thứ bảy vừa rồi chúng tôi có đi thăm và xức dầu bệnh nhân cho một anh em cựu linh mục cùng Dòng người Phi Luật Tân bị ung thư máu và đang vào hóa trị. Người anh em này đến đây truyền giáo từ những năm đầu của thập niên 80 và từng giữ những vị trí quan trọng trong Dòng. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm trong sứ vụ linh mục, anh đã bị một tiếng sét ái tình với một nữ tu xinh đẹp người Paraguay nhỏ hơn anh cả một con giáp và cả hai đã quyết định rời bỏ đời tu để tiến tới đời sống hôn nhân gia đình theo tiếng gọi của con tim. Việc giải lời khấn cho nữ tu kia thì không là vấn đề nhưng quá trình hồi tục cho anh em linh mục kéo dài rất nhiều thời gian và mãi đến năm 2014 họ mới chính thức kết hôn trong nhà thờ dù hôn nhân dân sự họ đã có từ năm 2000. Nhìn thấy người anh em bơ phờ, tiều tụy với căn bệnh ung thư hiểm nghèo và không người thân nơi đất khách ngoại trừ người vợ Paraguay khá hững hờ và thỉnh thoảng lại càm ràm người chồng tội nghiệp. Có lẽ nhiều người sẽ nói Chúa phạt những người như thế nhưng chúng ta nên nhớ rằng Chúa chúng ta không phải là anh cảnh sát giao thông Việt Nam cứ rình mò trong bụi rậm hay nơi nào đó để thình lình phạt những người vi phạm. Chúa luôn tôn trọng các quyết định của chúng ta vì mỗi người chúng ta hoàn toàn tự do trong các quyết định của mình và dưới mắt người đời thì trước những sự không may mắn họ thường hay gán ghép cho Chúa theo sự tưởng tượng của chúng ta.
Tỉnh Dòng chúng tôi vừa có Bề trên giám tỉnh mới và các cố vấn cho nhiệm kỳ 2017-2020. Vị giám tỉnh mới này là người Ấn độ và có bằng luật sự dân sự tại Nam Mỹ nên khá ám tường và hiểu biết về luật pháp. Dòng chúng tôi là Dòng quốc tế và đa số các nhà truyền giáo đến từ nhiều quốc gia khác nhau nên chuyện người nước ngoài có thể đứng đầu một Dòng tu không có chuyện gì lạ và nhà nước không hề can thiệp vào nội bộ của Giáo hội.
Để chuẩn bị cho những thay đổi về nhân sự, vị Bề trên mới đã trao đổi với từng người, trong đó có bản thân chúng tôi về công việc và nhiệm vụ sắp tới mà chúng tôi sẽ đảm nhận trong những ngày đầu năm 2017. Chúng tôi cũng suy nghĩ khá nhiều về nhiệm vụ mới này và cũng chưa có một quyết định dứt khoát từ hai phía. Nếu đưa ra một công việc dễ dàng thì có thể quyết định ngay lập tức, nhưng đây là một thách đố cho chúng tôi trong nhiệm vụ mới khiến chúng tôi cũng khó đi đến quyết định. Chúng tôi đang rất cần lời cầu nguyện của mọi người cho bài sai sắp tới của mình đúng theo thánh ý Chúa.
            Cách đây hai ngày chúng tôi nhận được tin một Sư Huynh lớn tuổi cùng Dòng, một người thầy có đời sống thầm lặng nhưng sâu sắc vừa tạ thế. Nhìn tiểu sử của Thầy có thể thấy toát lên một nhân cách dù thầy không có bằng cấp tiến sĩ hay kỹ sư nhưng cuộc sống của thầy đã để lại cho chúng tôi một bài học khiêm nhường và thánh thiện trong cách sống. Xin Chúa sớm đưa linh hồn thầy về hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với ngài.
           
Hôm nay lễ Đức Mẹ Mân Côi, chúng tôi có làm phép xác cho một bé gái 9 tuổi vừa mới qua đời vì căn bệnh ung thư quái ác từ 4 năm qua. Năm ngoái khi người mẹ của em đến xin chúng tôi cho em được rước Chúa lần đầu với bạn bè em dù em không học một ngày giáo lý nào. Nhìn thấy mẹ em đưa em trên chiếc xe lăn bé nhỏ và tha thiết được rước Chúa, chúng tôi đã đồng ý và nói với mẹ em chuẩn bị cho em quần áo đẹp nhất trong ngày em rước Chúa. Em đã được đón nhận Chúa vào lòng và rưng rung nước mắt dù em không được học hỏi về Chúa nhiều. Sau đó gia đình em xin chúng tôi cho em được lãnh nhận bí tích xức dầu bệnh nhân vì em quá yếu sức và đến hôm qua em đã ra đi như một thiên thần. Chúa đã đón nhận em về với ngài để em không còn đau đớn về thể xác nữa.
            Nhớ lại chuyện gia đình ở Việt Nam, chúng tôi có một cháu gái khoảng hơn 10 tuổi bị bệnh tự kỷ và không thể học hành hay hiểu biết nhiều. Có lần chúng tôi gọi điện về nói với gia đình xin Cha xứ cho cháu được rước Chúa lần đầu để cháu có thể quen với nhà thờ, gần gũi với Chúa nhưng khi gia đình lên thưa chuyện với cha xứ thì ngài có những lời lẽ không mấy thân thiện và còn nói nó bị khùng mà rước Chúa làm gì. Nghe kể lại như thế mà trong cổ cảm thấy nghẹn vì mục tử mà thiếu quan tâm đến những con chiên bệnh. Giờ này cha xứ ấy đã ở một cương vị rất cao rồi!
           
Chúng tôi cũng vừa mới nhận được một email của vài người quen biết ở châu Âu nói về một anh em linh mục Việt Nam ở đó có những lời lẽ rất xúc phạm khi gọi điện chửi con chiên mình. Để kiểm chứng cho thông tin trên mạng chúng tôi cũng gọi điện trực tiếp cho những người bạn ấy và biết rằng thông tin đó là thật.
            Người Việt Nam nói chung và người Công giáo Việt Nam nói riêng rất tôn trọng những bậc tu trì và họ luôn một lòng cung kính. Có lẽ vì thế mà một số bậc tru trì tự cho mình có quyền nói gì thì nói và làm gì thì làm mà quên đi một điều mình chỉ là “con lừa chở Chúa Giê-su” vào thành Giêrusalem mà thôi. Nên nhớ rằng giáo dân thời nay nhiều người đã có bằng tiến sĩ, kỹ sư và nhiều người còn dạy trong Đại Chủng Viện vì họ có bằng tiến sĩ Triết hay Thần học nữa. Người ta tôn trọng linh mục vì linh mục là người của Chúa khi được xức dầu thánh. Đừng nghĩ rằng khi đã là linh mục rồi thì có quyền vung tay, múa chân rồi chửi bới và xem người khác chẳng ra gì. Người ta kính trọng các linh mục, các tu sĩ không phải vì những người đó có bằng cấp cao hay là có những bài giảng rất hay nhưng người ta kính trọng các linh mục vì họ giống Chúa Giê-su, một mục tử khiêm nhường, hiền lành và dễ gần.
Ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào cũng có người tốt, người xấu, người hiền, người dữ. Tuy nhiên, những người được đặt lên làm vị trí lãnh đạo cần phải có một có một sự bình tĩnh trong phán đoán và nhất là cách phát ngôn thận trọng vì chỉ cần lỡ lời một chút là hối hận cả đời với công nghệ thông tin thời nay. Ông tổng thống đương nhiệm Philippines khi còn làm thị trưởng thì ít tai biết đến và ông muốn nói gì thì nói nhưng gần đây trước những phát ngôn bừa bãi của ông với cương vị là người đứng đầu một quốc gia thì người ta đã coi thường và ngay cả người dân nước ông cảm thấy xấu hổ khi có một vị lãnh đạo như thế. Cũng vậy, các vị lãnh đạo tinh thần nên cẩn trọng trong cách phát ngôn và đối xử với đàn chiên mình vì cơ chế xin-cho mà những người độc tài thích làm không nên áp dụng trong Giáo hội Công giáo chúng ta.

Làm việc nhiều năm ở vùng truyền giáo chúng tôi mới nghiệm ra rằng mình chẳng là gì cả ngoài thiên chức linh mục Chúa ban. Ở đây người ta chỉ cần linh mục khi họ muốn các bí tích và rất ít khi quan tâm, lo lắng cho linh mục của họ dù đa phần là người Công giáo. Chúng tôi có dịp đi thăm một số quốc gia nơi có người Việt sinh sống và nhận thấy rằng người Công giáo Việt Nam mình sao mà thương và đối xử tốt với các linh mục như vậy nhưng các ngài lại không cảm nhận được tình thương của đàn chiên giành cho mình, trái lại có một số vị mục tử còn trù dập và  phân tán đàn chiên. Viết lên tâm tình này chúng tôi không có ý phê phán hay dạy đời bất cứ ai vì bản thân mình chỉ là hạng tép riu nhưng chúng tôi muốn nói lên một điều là hãy biết tôn trọng nhau.  Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót là để chúng ta biết xích lại gần nhau, tha thứ cho nhau và cùng nhau thăng tiến tình tương thân, tương ái chứ không phải là dịp để ngày càng lánh xa nhau.
            Lạy Mẹ Mân Côi, bản thân con là một người bất toàn với nhiều thói hư, tật xấu. Xin Mẹ hãy giúp con luôn biết khiêm nhường, biết lắng nghe những góp ý tích cực của những người xung quanh con để con có thể sửa đổi bản thân và giúp mọi người cùng thay đổi. Xin Mẹ ban ơn và giúp các linh mục của Mẹ biết năng lần hạt Mân Côi và biết chu toàn trách nhiệm của mình như lời Thánh Phaolô Tông Ðồ mới nói với Timôtheô: "Con hãy tự giữ mình và hãy chăm lo lời mình dạy: hãy cương quyết như vậy, điều đó sẽ khiến con tự cứu rỗi con và cả những ai nghe lời con nữa" (1Tm 4,15-16).    
Paraguay, 07/10/2016, Lễ Mẹ Mân Côi

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD

Wednesday, October 5, 2016

130 ANIVERSARIO DE LA CANONIZACIÓN DE LOS SANTOS ARNOLDO JANSSEN Y JOSÉ FREINADEMETZ DE LOS MISIONEROS DEL VERBO DIVINO

Hace trece años, el 05 de octubre de 2003, hemos celebrado con gran alegría la canonización de los Santos Arnoldo Janssen y José Freinademetz. Hoy, queremos recordar nuevamente la profunda fe que se refleja en sus vidas y su compromiso con la misión entre los pobres y no evangelizados. Las vidas de Arnoldo Janssen y José Freinademetz dan testimonio del poder transformador de la fe, muestran caminos de crear simplemente las relaciones fraternales entre la gente y llevan esperanza a aquellos que viven al margen de la sociedad.
San Arnoldo Janssen (5 de noviembre de 1837  15 de enero de 1909) fue un presbítero católico mayormente conocido por ser el fundador de la Congregación del Verbo Divino, donde sus miembros son llamados de Misioneros del Verbo Divino o Verbitas, y dos congregaciones femeninas.
Janssen nació en Goch, Alemania, cerca de la frontera con Holanda. Fue ordenado presbítero en 1861. Janssen compró tierras en Steyl (Holanda) para iniciar su seminario. Con el pasar de los años, muchos seminaristas, presbíteros y hermanos prepararon su servicio misionario en ese sitio, y los primeros dos misioneros, Joseph Freinademetz y John Anzer, fueron enviados a la China. Janssen además fundó dos congregaciones religiosas de hermanas: las Siervas del Espíritu Santo el 8 de diciembre de1889, donde sus dos primeras Hermanas fueron enviadas a Argentina, y Siervas del Espíritu Santo de Adoración Perpetua el 8 de septiembre de 1896, que tenían como objetivo adorar al Santísimo Sacramento.
Por sus obras maravillosas que hizo, el día 19 de octubre de 1975, Arnoldo Janssen fue beatificado por el Papa Pablo VI como un reconocimiento, junto al primer misionero enviado a China, el padre José Freinademetz.
En 2003, el Papa Juan Pablo II nombra a Janssen y Freinademetz como santos de la Iglesia Católica.
San José Freinademetz, SVD (nombre chino: 若瑟聖福 / 若瑟圣福, pinyin: Shèngfú Ruòsè) (15 de abril de 1852 - 28 de enero de 1908) fue un miembro de la Sociedad del Verbo Divino, y como tal, misionero en China.
Freinademetz fue el cuarto niño de Giovanmattia y Anna Maria Freinademetz. Nació en Oies, en el pueblo de Badia, en ese entonces el Condado de Tirol, parte del Imperio Austríaco, en la actualidad Italia. Bautizado el mismo día de su nacimiento, heredó de su familia una fe sencilla pero tenaz.
Fue un sacerdote diocesano pero Con el permiso de su obispo, José llegó a la casa misional de Steyl en agosto de 1878. El 2 de marzo de 1879 recibió la cruz misional y partió hacia China junto a otro misionero verbita, el P. Juan Bautista Anzer. Cinco semanas después desembarcaron en Hong Kong, donde pasarán dos años preparándose para la misión que les fue asignada en Shantung del Sur, una provincia con 12 millones de habitantes y sólo 158 bautizados.
Freinademetz supo descubrir y amar profundamente la grandeza de la cultura del pueblo al que había sido enviado. Dedicó su vida a anunciar el Evangelio, mensaje del Amor de Dios a la humanidad, y a encarnar ese amor en la comunión de comunidades cristianas chinas. Animó a esas comunidades a abrirse en solidaridad con el resto del pueblo chino. Entusiasmó a muchos chinos para que fueran misioneros de sus paisanos como catequistas, religiosos, religiosas y sacerdotes. Su vida entera fue expresión del que fue su lema: «El idioma que todos entienden es el amor».
Toda su vida estuvo marcada por el esfuerzo de hacerse chino entre los chinos, al punto de escribir a sus familiares: «Yo amo la China y a los chinos; en medio ellos quiero morir, y entre ellos ser sepultado». Murió de Tifus, contraído mientras misionaba en la China en el 28 de enero de 1908.
Fue canonizado junto con su superior Arnoldo Janssen por Juan Pablo II el 5 de octubre de 2003.
En la homilia de canonización de estos santos en la Plaza de San Pedro, el Papa entonces Juan Pablo II compartió:  "Caminarán los pueblos a tu luz" (Is 60, 3). La imagen profética de la nueva Jerusalén, que difunde la luz divina sobre todos los pueblos, ilustra bien la vida y el incansable apostolado de san Arnoldo Janssen. En su actividad sacerdotal mostró gran celo por la difusión de la palabra de Dios, utilizando los nuevos medios de comunicación social, especialmente la prensa. 
No se desanimó ante los obstáculos. Solía repetir:  "El anuncio de la buena nueva es la primera y principal expresión del amor al prójimo". Desde el cielo ayuda ahora a su familia religiosa a proseguir fielmente en el camino por él trazado, que testimonia la permanente validez de la misión evangelizadora de la Iglesia”.  Y anadio: "Ellos fueron y proclamaron el Evangelio por todas partes" (Mc 16, 20). Así concluye su evangelio el evangelista san Marcos. Y luego añade que el Señor no deja de acompañar la actividad de los Apóstoles con el poder de sus prodigios. De esas palabras de Jesús se hacen eco estas, llenas de fe, de san José Freinademetz:  "No considero la vida misionera como un sacrificio que ofrezco a Dios, sino como la mayor gracia que Dios habría podido darme". Con la tenacidad típica de la gente de montaña, este generoso "testigo del amor" se entregó a sí mismo a las poblaciones chinas de la región meridional de Shandong. Abrazó por amor y con amor su condición de vida, según el consejo que él mismo daba a sus misioneros:  "El trabajo misionero es vano si no se ama y no se es amado". Este santo, modelo ejemplar de inculturación evangélica, imitó a Jesús, que salvó a los hombres compartiendo hasta el fondo su existencia. 
EL Papa actual Francisco, durante la Audiencia General el 27 de marzo de 2013, habló de discipulado, diciendo que seguir a Jesús significa aprender a salir de nosotros mismos “para ir a conocer a otras personas, para ir hacia las afueras de la existencia, al ser el primero en dar un paso hacia nuestros hermanos y nuestras hermanas, especialmente aquellos que son los más distantes”. Que la vida y misión de San Arnoldo Janssen y San José Freinademetz inspire a todos nosotros para ir al encuentro con los necesitados, especialmente aquellos que están marginados por la sociedad.
Que esta conmemoración sea una profunda renovación de nuestro compromiso de trabajar por la justicia y paz y como una señal de esperanza a nuestras familias, comunidades y Naciones.
Santos Arnoldo y José, Rueguen por nosotros.
05 de Octubre de 2016

P. Antonio Tran, SVD.