Sunday, November 20, 2011

TÌM HIỂU TIẾNG TÂY BAN NHA – PHẦN I

             Tiếng Tây Ban Nha (español), hoặc là tiếng Castil (castellano) là một ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Rôman, là tiếng phổ biến thứ 4 trên thế giới theo một số nguồn, trong khi có nguồn khác liệt kê nó là ngôn ngữ phổ biến thứ 2 hay thứ 3. Do từng có một hệ thống thuộc địa rộng lớn trong lịch sử nên tiếng Tây Ban Nha đã trở thành ngôn ngữ chính thức của rất nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu là các nước Trung Mỹ, Nam Mỹ (trừ Brasil) và một số bang ở miền nam nước Mỹ. Theo ước tính, tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ mẹ đẻ của khoảng 352 triệu người và dự đoán số người nói tiếng Tây Ban Nha sẽ còn tăng mạnh nữa, chủ yếu do tỉ suất sinh cao ở các nước châu Mỹ Latinh. Bên cạnh đó, văn học và âm nhạc tiếng Tây Ban Nha cũng là một nhân tố khiến cho thứ tiếng này ngày càng chiếm vai trò quan trọng trên toàn cầu. Có một điều thú vị là tuy Tây Ban Nha là nơi bắt nguồn nhưng nước có số người nói tiếng Tây Ban Nha nhiều nhất lại là Mexico. (Xc. http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2y_Ban_Nha).
Tiếng Tây Ban Nha có 30 chữ cái. 2 mẫu tự khá lạ với người Việt là chữ  Ñ (được phát âm là /nhờ/ như niño /ni-nhồ/ : cậu bé) và chữ Ll (được phát âm là /dờ/ như Lleno/giế-no/ : đầy, no).

Chữ
Cách đọc tên chữ
Ví dụ
A
A
Abeto /a-bê-tô/ : Cây thông
B
Bota /bô-ta/ : Giày ống
C
Đọc là /sê/ trước nguyên âm E và I
đọc là /k/ trước A, O, U
Cebolla /sê-bo-gia/ : Củ hành
Conejo /Cô-nê-khô/ : Con thỏ
Ch
Chê
Churrasquería /chu-rás-kê-rí-a/ :
D
Đê
Dedo /đê-đô/ : Ngón tay
E
Ê
Elefante /ê-lê-phan-tê/ : Con voi
F
ế-phề
Flor /phờ-lor/ : Bông hoa
G
Đọc là "khê" trước "E, I" và đọc như "gh" trước “A,O, U”
Generación /khê-nê-ra-si-ón/ : Thế hệ
Gato /gá-tồ/ : Con mèo.
H
Á-chề (âm câm)
Helado /ê-lá-đồ/ : Cây kem
I
I
Italia /I-tá-li-a/ : Nước Ý
J
"khố-tà" hoặc "hố-tà"
Jirafa /Khi-rá-pha/ : Hươu cao cổ
K
Ka
Kenia /Kê-ni-a/ : Nước Kenya
L
ế-lề : Đọc như “lờ”
Luna /lú-na/ : Mặt trăng
Ll
ế-yề : Đọc như chữ "d" trong tiếng Việt giọng miền Nam.
Lleno /giế-nồ/ : No, đầy.
M
ế-mề : Đọc như “mờ”
Mano /má-nồ/ : Bàn tay
N
ế-nề : Đọc như “nờ”
Nube /nú-bê/ : Mây
Ñ
ế-nhề : Đọc như “nhờ”
Niño /ní-nhồ/ : Em bé trai
O
ô
Osito /ô-xi-tô/ : gấu nhồi bông
P
Pato /pá-tô/ : Con vịt đực
Q
Khu : Đọc như “qu”
Queso /kê-sô/ : Phó-mát
R
ế-rề đọc như “rờ”
Ratón /ra-tón/ : Con chuột
Rr
ế-rrrề (đọc mạnh và kéo dài, sao cho lưỡi rung lên, đập vào hàm ếch từng hồi)
Perro /pér-rô
S
ế-sề : Đọc như “xờ”
Sapo /xá-pô/ : Con cóc
T
Tê : Đọc như ‘tờ”
Taza /tá-xa/ : Cái tách
U
u
Uva /ú-va/ : Trái nho
V
βê : Đọc như “vờ”
Vaca /vá-ca/ : Con bò
W
"đô-blê u" hay "đô-blê" βê
Walter /ván-ter/ : ông Walter
X
ếc-khìs
Xilófono /xi-lố-phô-nô/ : (âm nhạc) mộc cầm
Y
y gri-ế-gà : Đọc như “giờ”
Ya /gia/ : Diễn tả một cái gì đã qua.
Z
xế-tà : Cũng đọc như “xờ”
Zapato /xa-pá-tô/ : Đôi giày


CÁCH PHÁT ÂM TIẾNG TÂY BAN NHA

TRỌNG ÂM
“Trọng âm” liên quan đến độ lớn của một âm tiết. Trong tiếng Tây Ban Nha, một âm tiết trong một từ thường được phát âm to hơn những âm tiết khác. Trọng âm quan trọng vì nó có thể làm thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của từ. Các từ sau đây giống hệt nhau, chỉ khác vị trí của trọng âm:
papá – bố
papa – khoai tây
compró – anh ấy đã mua
compro – tôi mua

+ Quy tắc của trọng âm
Trong tiếng Tây Ban Nha, từ viết thế nào được phát âm như thế. Để tận dụng hệ thống phát âm đơn giản và gần như hoàn hảo này, đầu tiên ta phải nắm được quy luật của trọng âm – tức là, làm sao để biết được âm tiết nào được phát ra to nhất.

1. Từ có đuôi là nguyên
âm, -n hoặc –s thì trọng âm ở âm tiết trước âm tiết cuối cùng:
Nada /ná-đa/ : Không co gì
Limonada /li-mô-ná-đa/ : Nước chanh
Zapatos /xa-pá-tôs/ : Đôi giày
Origen /ô-rí-khen/ : Nguồn gốc
Compro /Cóm-pơ-rô/ : Tôi mua (hiện tại)
Estas-ta/ : Cái này, đây.
2. Từ có đuôi là phụ âm trừ -n và –s thì trọng âm ở âm tiết cuối:
Doctor /đôc-tor/ : Bác sĩ
Ciudad /xi-u-đád/ : Thành phố
Comer /cô-mer/ : Ăn
3. Khi quy tắc 1 và 2 trên đây không được áp dụng, thì người ta đánh dấu trọng âm:
Compró /com-pơ-rố/ : Anh ấy đã mua (quá khứ)
Está /es-/
Estás /es-tás/

4. Dấu trọng âm cũng được dùng để phân biệt các từ được phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau:
Si /xi/ – if : Nếu
Sí /xí/ – yes : Vâng, dạ
Mi – my : Của tôi
Mí – me : Tôi (đối từ)
El – the : Mạo từ xác định
Él – he : Anh ấy
Tu – your : Của anh/cô ấy (thuộc từ ngôi thứ II số ít)
Tú – you : (Đại từ ngôi thứ II số ít)
Đừng cho các quy tắc trên đây là rắc rối mà hãy lấy chúng để phát âm đúng tiếng Tây Ban Nha.

5. Ngữ điệu: “Ngữ điệu” tức là cao độ, sự lên xuống giọng. Ngữ điệu quan trọng bởi vì nó có thể làm thay đổi ý nghĩa lời nói. Trong tiếng Tây Ban Nha, câu trần thuật có ngữ điệu đi xuống.
Trong tiếng Tây Ban Nha, câu hỏi khai thác thông tin (câu hỏi có từ nghi vấn) có ngữ điệu xuống ở cuối câu. Cấu trúc ngữ điệu giống câu trần thuật, nhưng không thể nhầm lẫn với câu trần thuật vì nó có từ nghi vấn.
u hỏi không có từ nghi vấn đơn giản không có từ nghi vấn có ngữ điệu lên ở cuối câu, thể hiện sự không chắc chắn.
Khi một câu hỏi khai thác thông tin đòi hỏi câu trả lời là một trong hai hay nhiều lựa chọn, thì ngữ điệu lên ở mỗi sự lựa chọn và xuống ở sự lựa chọn cuối cùng.
Trong ngôn ngữ nói tiếng Tây Ban Nha, khi chữ cái cuối cùng của từ trước giống chữ cái đầu của từ sau, thì chúng được phát âm thành một âm duy nhất.
Trong ngôn ngữ nói tiếng Tây Ban Nha, khi một từ có đuôi là một nguyên âm được nối tiếp là một từ bắt đầu cũng là một nguyên âm thì những nguyên âm này được nối thành một âm tiết, dù chúng có khác nhau đi nữa.
Trong ngôn ngữ nói tiếng Tây Ban Nha, khi một từ có đuôi là một phụ âm và theo sau là một từ bắt đầu bằng một nguyên âm, thì phụ âm cuối ấy được nối với nguyên âm đầu.
6. Nguyên âm kép: Tổng thể
Nguyên âm kép xuất hiện khi một âm “i”, “u”, or “y-ở cuối” không mang trọng âm xuất hiện sau một nguyên âm khác trong cùng một âm tiết. Âm nguyên âm của chúng không thay đổi, nhưng chúng hợp nhất thành một âm tiết đơn..
7. Nguyên âm kép: ei (ey)
Nguyên âm này được phát âm gần giống với vần ””ây”” trong tiếng Việt. Chú ý khi có dấu trọng âm đánh trên chữ ””i””, thì nguyên âm kép không còn, và hai nguyên âm được phát âm riêng rẽ.
8. Nguyên âm kép: oi (oy)
Nguyên âm này được phát âm gần giống với vần ””ôi”” trong tiếng Việt. Chú ý khi có dấu trọng âm đánh trên chữ ””i””, thì nguyên âm kép không còn, và hai nguyên âm được phát âm riêng rẽ.
9. Nguyên âm kép: ui (uy)
Nguyên âm này được phát âm gần giống với vần ””ui”” trong tiếng Việt. Chú ý khi có dấu trọng âm đánh trên chữ ””i””, thì nguyên âm kép không còn, và hai nguyên âm được phát âm riêng rẽ.
10. Nguyên âm kép: au
Nguyên âm này được phát âm gần giống với vần ””au”” trong tiếng Việt, là sự đọc nhanh ””a”” sang ””u”” chứ cũng không hoàn toàn giống tiếng Việt. Chú ý khi có dấu trọng âm đánh trên chữ ””i””, thì nguyên âm kép không còn, và hai nguyên âm được phát âm riêng rẽ.
11. Nguyên âm kép: eu
Nguyên âm này được phát âm giống với vần ””êu”” trong tiếng Việt. Chú ý khi có dấu trọng âm đánh trên chữ ””u””, thì nguyên âm kép không còn, và hai nguyên âm được phát âm riêng rẽ.
12. Nguyên âm kép: ia
Nguyên âm này là sự phát âm nối nhanh giữa ””i”” và ””a””, không hoàn toàn giống như vần ””ia”” trong tiếng Việt. Chú ý khi có dấu trọng âm đánh trên chữ ””i””, thì nguyên âm kép không còn, và hai nguyên âm được phát âm riêng rẽ.
13. Nguyên âm kép: ie
Nguyên âm này là sự phát âm nối nhanh giữa ””i”” và ””e””, chú ý khi có dấu trọng âm đánh trên chữ ””i”” , thì nguyên âm kép không còn, và hai nguyên âm được phát âm riêng rẽ.
14. Nguyên âm kép: io
Nguyên âm này là sự phát âm nối nhanh giữa ””i”” và ””o”” , chú ý khi có dấu trọng âm đánh trên chữ ””i”” , thì nguyên âm kép không còn, và hai nguyên âm được phát âm riêng rẽ.
15. Nguyên âm kép: iu
Nguyên âm này được phát âm giống với vần ””iu”” trong tiếng Việt.
43. Nguyên âm kép: ua
Nguyên âm này là sự phát âm nối nhanh giữa ””u”” và ””a””, chú ý khi có dấu trọng âm đánh trên chữ ””u””, thì nguyên âm kép không còn, và hai nguyên âm được phát âm riêng rẽ.
45. Nguyên âm kép: ue
Nguyên âm này là sự phát âm nối nhanh giữa ””u”” và ””e””, hơi giống vần ””uê”” trong tiếng Việt.
47. Nguyên âm kép: uo
Nguyên âm này được phát âm giống với vần ””ua”” trong tiếng Việt. Chú ý khi có dấu trọng âm đánh trên chữ ””u”” , thì nguyên âm kép không còn, và hai nguyên âm được phát âm riêng rẽ.

Lm. Trần Xuân Sang, SVD (Sưu tầm và biên soạn)

5 comments:

  1. Tiếng Tây Ban Nha đã ngày càng trở nên phổ biến và thông dụng tại khắp các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, tiếng Tây Ban Nha cũng đã được biết tới và chú trọng hơn nhờ vào tầm quan trọng của ngôn ngữ này. Thử hình dung bạn nói tiếng Tây Ban Nha một cách tự nhiên và lưu loát, từ ngữ được miệng tuôn ra một cách dễ dàng hoặc bạn có thể hiểu ngay lập tức những gì mà người sử dụng ngôn ngữ Tây Ban Nha nói, điều đó thật thú vị đúng không? Dưới đây là những nguyên tắc học tiếng Tây Ban Nha giao tiếp nhanh nhất mà bạn nên áp dụng.
    hoctiengtaybannha.com

    ReplyDelete
  2. Chắc cũng có một số bạn khác có cùng một trở ngại này. Sự phân biệt giữa R và RR rất quan trọng. Ví dụ CARO là 'đắt tiền' còn CARRO là 'xe hơi'. Âm [r] được gọi là 'âm rung đơn' (vibrante simple), vì muốn đọc âm này ta phải để đầu lưỡi chạm vào phần lợi phía sau răng trên và cho lưỡi rung nhẹ một lần khi phát âm

    >>Xem thêm tại đây http://hoctiengtaybannha.net/

    ReplyDelete
  3. Bài viết của bạn rất hữu ích dành cho chúng tôi, ngoài ra chúng tôi còn có thêm một số nội dung bổ ích khác nếu bạn thích hãy truy cập trang web sau: http://danhngondoisong.net/details/tu-hoc-tieng-tay-ban-nha.html

    ReplyDelete

  4. Tôi đã đọc bài viết của bạn. Bài viết này rất hay và bổ ích.
    Các bạn có thể xem thêm các thông tin về học tiếng tây ban nha tại site của chúng tôi:
    http://tiengtaybannha.com/
    Cám ơn các bạn. Chúc các bạn học tốt tiếng Tây Ban Nha.

    ReplyDelete
  5. Tôi đã đọc bài viết và cảm ơn bạn đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về tiếng Tây Ban Nha nó rất hay và nếu bạn có quan tâm về tiếng Ba Lan bạn có thể tham khảo tại đây:
    http://thanhngutienganh.net/details/mot-so-dieu-can-biet-ve-van-hoa-ba-lan.html/

    ReplyDelete