Chúa Nhật 10/07/2016 – Chúa Nhật tuần 15 thường niên C – Người Samaria nhân hậu
Nếu mỗi Chúa Nhật có một cái tên trong phụng vụ mà chúng ta hay làm quen như Chúa Nhật “Chúa Chiên Lành”, Khánh Nhật Truyền giáo hay Chúa Nhật Phục Sinh… thì Chúa Nhật tuần 15 thường niên C hôm nay có thể được gọi là Chúa Nhật Người Samaria nhân hậu.
Theo quan điểm hẹp hòi và thiển cận của người Do Thái ngày xưa cũng như hôm nay, những người ngoài Do Thái đều bị gán cho là “quân vô đạo”, nghĩa là những người không hề biết Thượng Đế là gì, cũng đồng nghĩa với không thể sống bác ái lương thiện, là những người cần phải loại trừ, lánh xa.
Cũng vì lẽ này mà não trạng người Công giáo Việt Nam chúng ta
cũng đã tự cho mình là người “có đạo” hay là “bên giáo”, và gán cho những người
không có cùng tôn giáo với mình là “bên lương” rồi từ đó giữa “bên lương”, “bên
giáo” luôn gây hiềm khích với nhau để từ đó những người cộng sản đã lợi dụng điểm
này để triệt phá tôn giáo. Cũng may là những vị lãnh đạo tôn giáo đã luôn có những
sáng kiến để những người có cùng hay khác tôn giáo hiểu nhau hơn và không còn mạ
lỵ lẫn nhau nữa.
Có lẽ một trong những tội được nhắc đến nhiều nhất trong thế
kỷ XXI này mà chính Đức Thánh Cha Phan-xi-cô thường đề cập là tội thờ ơ, lãnh đạm
đã len lỏi ngay vào hàng ngũ tu trì. Tội này có cái tên rất hay là “mackeno” (mặc
kệ nó).
Có thể nói rằng mối đe dọa lớn nhất đối với tương lai chúng
ta đó là sự thờ ơ. Người ta vì ích kỷ mà có thái độ “bất cần”, bàng quan, từ đó
dẫn tới thờ ơ với mọi thứ, sự thờ ơ khiến người ta lãnh đạm – mặc kệ nó không
liên quan gì đến mình là được rồi cuối cùng là vô cảm. Sự vô cảm ngày nay đã trở
thành hội chứng, và người ta gọi là “bệnh vô cảm”. Trong cuộc sống, chúng ta gọi
những người thờ ơ là vô tình hoặc vô tâm. Bệnh này không “nhẹ” như chúng ta tưởng,
mà nó đã trở thành chứng “nan y” như một loại ung thư bất trị, nó không làm người
ta chết về thể lý, nhưng nó làm người ta chết về tinh thần!
Trong cuộc sống hàng ngày rất nhiều lần chúng ta đã gặp phải những người bị tai nạn trên đường, những người ăn xin, những người đau yếu, bệnh tật. Có thể là chúng ta đã nắm mắt, bịt tai như những vị tu sĩ trong bài Tin Mừng. Hay có thể là chúng ta chỉ dừng lại vì tò mò, an ủi và cho những lời khuyên không tốn tiền vì như người nào đó đã nói có một thứ cho mà không hề tốn đồng nào- đó là cho lời khuyên. Có thể thể chính xã hội mà chúng ta đang sống đã làm chúng ta mất lòng tin vì nhiều lần chúng ta bị lừa khi đi làm từ thiện hay chúng ta muốn giúp những người bị tai nạn trên đường nhưng sau đó lại bị buộc tội vô cớ. Người ta chỉ thờ ơ để khỏi mang vạ vào thân giữa một xã hội mạnh ai nấy sống. Tuy thế cũng thật đáng buồn và đáng suy nghĩ. Tôi nghĩ có nhiều người cũng như tôi, không hẳn là mình không muốn giúp người bị tai nạn giữa đường hay can ngăn những cuộc ẩn đả xảy ra ngoài đường phố hoặc trong khu xóm. Muốn giúp lắm. Có điều cái thói thờ ơ, để khỏi bị liên luỵ và được yên lòng, đã chiếm lĩnh lối sống ích kỷ, cầu an cá nhân của chúng ta. Cũng chính vì điều đó đã khiến căn bệnh “mackeno” hay thờ ơ, vô cảm mỗi ngày tái phát đến độ không còn phương thuốc nào để chữa trị nữa.
Trong cuộc sống hàng ngày rất nhiều lần chúng ta đã gặp phải những người bị tai nạn trên đường, những người ăn xin, những người đau yếu, bệnh tật. Có thể là chúng ta đã nắm mắt, bịt tai như những vị tu sĩ trong bài Tin Mừng. Hay có thể là chúng ta chỉ dừng lại vì tò mò, an ủi và cho những lời khuyên không tốn tiền vì như người nào đó đã nói có một thứ cho mà không hề tốn đồng nào- đó là cho lời khuyên. Có thể thể chính xã hội mà chúng ta đang sống đã làm chúng ta mất lòng tin vì nhiều lần chúng ta bị lừa khi đi làm từ thiện hay chúng ta muốn giúp những người bị tai nạn trên đường nhưng sau đó lại bị buộc tội vô cớ. Người ta chỉ thờ ơ để khỏi mang vạ vào thân giữa một xã hội mạnh ai nấy sống. Tuy thế cũng thật đáng buồn và đáng suy nghĩ. Tôi nghĩ có nhiều người cũng như tôi, không hẳn là mình không muốn giúp người bị tai nạn giữa đường hay can ngăn những cuộc ẩn đả xảy ra ngoài đường phố hoặc trong khu xóm. Muốn giúp lắm. Có điều cái thói thờ ơ, để khỏi bị liên luỵ và được yên lòng, đã chiếm lĩnh lối sống ích kỷ, cầu an cá nhân của chúng ta. Cũng chính vì điều đó đã khiến căn bệnh “mackeno” hay thờ ơ, vô cảm mỗi ngày tái phát đến độ không còn phương thuốc nào để chữa trị nữa.
Hai câu hỏi của viên luật sĩ: “Tôi phải làm gì để được sống đời
đời?” và ‘Ai là người thân cận của tôi?” chắc mỗi người chúng ta đểu có thể trả
lời rành mạch vì chúng ta được học hỏi giáo lý từ nhỏ, được tham dự tháng lễ
hàng tuần, và nhất là trong năm nay- Năm Thánh về Lòng Chúa Thương Xót, chúng
ta đã được hành hương và bước vào Cửa Thánh để nhận ơn tha thứ và hòa giải từ
con tim tuôn đỗ lòng xót thương của Chúa cho mỗi người chúng ta. Sau khi người
luật sĩ lắng nghe dụ ngôn của Chúa Giê-su về người Samaria ngoại đạo đã làm những
cử chỉ tốt lành mà chính những người có đạo không làm được, ông ta đã trả lời với
Chúa Giê-su chính câu hỏi mà ông ta đã hỏi ngài là "Kẻ đã tỏ lòng thương
xót với người ấy" chính là người thân cận của tôi. Và chính Chúa đã nói với
ông: “Hãy đi và cũng làm như thế” cho người đồng loại của mình.
Lạy Chúa Giêsu, vị Mục Tử của Lòng Thương Xót. Xin giúp chúng
con nhận biết chúng là những người mang ơn Chúa và người thân cận của chúng
con, để nhờ đó chúng con có thể thực sự biết sống quảng đại và thi hành ý muốn
của Chúa nơi anh em chúng con. Xin cho Lời Chúa khắc sâu vào lòng trí giúp
chúng con luôn biết thể hiện trong đời sống đạo hàng ngày. Amen.
Paraguay, Chúa Nhật 10 tháng 7 năm 2016,
Lm. Antonio Trần Xuân Sang, SVD.
Lm. Antonio Trần Xuân Sang, SVD.
No comments:
Post a Comment