17/4/2016 – Chúa Nhật 4 Phục
Sinh – Chúa Chiên Lành
Nhân ngày lễ Chúa Chiên
Lành, xin chia sẻ vài ý tưởng về mục tử và đàn chiên
Đối với người Pa-lét-tin
và người Do Thái ở Trung Đông, Mục tử là
người chăn chiên, là người lãnh đạo chăm sóc đoàn chiên. Mục tử và đàn chiên trên đồng cỏ là một
hình ảnh quen thuộc.
Giữa người và chiên có một
mối tương quan mật thiết. Ở đây Ðức Giêsu tự ví mình như người mục tử. Mục tử
nhân lành khác với người chăn thuê, vì dám hy sinh mạng sống mình cho đoàn
chiên, chứ không bỏ chiên mà chạy khi gặp sói dữ.
Hội Thánh là đoàn chiên của
Ðức Giêsu Kitô. Giữa Ngài và từng con chiên, có mối dây gắn bó.
Vì thế, xét theo nghĩa rộng,
mục tử là tất cả những ai được Thiên
Chúa giao cho trọng trách nuôi dưỡng, chăm sóc, hướng dẫn, bảo vệ … phần xác
hay phần linh hồn của người khác. Và như thế chúng có có thể hiểu rằng những vị
mục tử là Đức Thánh Cha, các Giám Mục, các Linh Mục, là ông bà, cha mẹ, là thầy
cô, là những người có trách nhiệm … Xét theo nghĩa khác, nghĩa thông dụng thường
dùng trong Giáo Hội, nghĩa hẹp hơn, thì mục tử là những linh mục có chức Giám Mục,
những vị được Đức Giám Mục chủ phong, thay mặt cho Đức Giáo Hoàng, trao cho cây
gậy mục tử (Crosier) như là một biểu tượng của quyền bính, nhân danh Chúa
Giêsu, vị Mục Tử Nhân Lành, chăm sóc cho đoàn chiên sống trong giáo phận của
ngài.
Tuy nhiên không phải lúc nào
trong “cánh đồng” cũng có những mục tử tốt và đàn chiên ngoan. Dưới đây chúng
tôi tạm đưa ra 4 kiểu mẫu của những mục tử và đoàn chiên và chúng ta xem chúng
ta thuộc mẫu nào :
Mục tử
tốt nhưng chiên xấu
Rất thường thấy trong các gia đình, các xứ
đạo khi những người có trách nhiệm trong gia đình là cha mẹ hay trong giáo xứ
là cha xứ rất chu đáo, lo lắng rất nhiều cho gia đình cho xứ đạo nhưng lại gặp
phải nhưng con chiên xấu, những đứa con ngỗ nghịch, những giáo dân hay chống đối
và luôn làm gương mù, gương xấu. Tuy nhiên, nhờ vào gương lành và đời sống
thánh thiện của những người trách nhiệm trong gia đình hay cha xứ có thể làm
thay đồi những con chiên “xấu” này. Chúa Giê-su là mục tử tốt nhưng trong số 12
môn đệ của ngài có mấy “con chiên xấu” làm Ngài cũng đau đầu nhưng Ngài đã chiến
thắng!!!
2
Mục tử
xấu nhưng chiên tốt
Điều này đôi lúc cũng xảy ra vì trong một số
gia đình con cái lo lắng học hành và ra đường được mọi người quí mến nhưng một
số cha mẹ lại cờ bạc, rượu chè be bét làm mất thể diện cho gia đình. Trong một
số giáo xứ cũng từng xảy ra khi vị mục tử luôn càm ràm, la mắng giáo dân dù
giáo dân luôn muốn điều tốt cho giáo xứ. Có một số mục tử lại thích bia rượu và
chỉ thích làm bạn với các đại gia mà bỏ rơi người nghèo. Điều này cũng khá đau
lòng và gây gương mù, gương xấu khiến nhiều người có thể ngã lòng vị mục tử xấu
của họ.
Mục tử
xấu và chiên xấu.
Nếu điều này xảy ra thì sẽ tan nát gia
đình, xứ đạo vì mạnh ai nấy “quậy” và kết cục chỉ có trốn khỏi gia đình hay xứ
đạo nếu những con chiên ngoan sống trong hoàn cảnh này.
Mục tử
tốt và chiên tốt.
Đây là mô hình lý tưởng mà tất cả chúng ta,
dù là mục tử hay là chiên đều mong muốn.
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nhiều lần đã dạy
dỗ những người có nhiệm vụ chăm sóc đoàn chiên Hội Thánh: Mục tử lý tưởng phải
là "người gần gũi với dân chúng, là người cha, người anh em, với sự hiền
dịu, kiên nhẫn và thương xót. Là những người yêu sự khó nghèo, sự khó nghèo nội
tâm trước mặt Chúa, cũng như khó nghèo bên ngoài như sự đơn sơ và khắc khổ
trong cuộc sống. Là những người không có "tâm lý của các ông hoàng".
Là những người không tham vọng làm phu quân của Giáo Hội. Là những người có khả
năng thức tỉnh đoàn chiên được giao phó, và quan tâm duy trì sự hiệp nhất, canh
giữ đoàn chiên, chú ý tới các hiểm nguy có thể đe dọa đoàn chiên. Nhất là, làm
cho niềm hy vọng được lớn lên.
Ước gì các Mục Tử luôn có mặt trời và ánh
sáng trong trái tim mình. Là những người có khả năng hỗ trợ Thiên Chúa nơi dân
Người, với tình thương và lòng kiên nhẫn.
Mục Tử phải có lòng yêu mến con chiên, phải
có mùi chiên do thường xuyên gần gũi tiếp xúc với con chiên.
Và cuối cùng để thi hành sứ vụ, vị mục tử
có ba vị trí ở trong đoàn chiên như sau:
- Một là ở đàng trước đoàn chiên để dẫn
đường.
- Hai là ở giữa để duy trì sự hiệp nhất và
giữ vững tinh thần của đoàn chiên.
- Ba là ở đàng sau để tránh cho chiên khỏi
đi tụt hậu, và tạo điều kiện để đoàn chiên đánh hơi, hầu tìm ra một hướng đi
mới.
Xin Chúa ban nhiều ơn lành cho những ai đang mang
danh là mục tử, là những người có trách nhiệm trong gia đình, xứ đạo... luôn có
con tim như Chúa để họ có thể yêu thương và dẫn dắt đoàn chiên đến "dòng
suối trong lành".
Lm. Anthony Trần Xuân Sang, SVD
Paraguay.