Giáo Hội Công giáo Paraguay vừa có thêm 2 Giám Mục mới được
thụ phong vào hai ngày thứ Bảy và Chúa Nhật vừa qua để thay thế cho một vị Giám
mục về hưu ở tuổi 79 tại một Giáo phận miền Nam của Paraguay giáp với
Argentina, và vị kia thay thế cho vị Giám mục bị bãi chức hồi tháng 9 tại một
Giáo phận miền Đông giáp với Brazil. Cả hai Tân Giám mục đều là tu sĩ truyền
giáo không phải là người bản xứ. Với sự bổ nhiệm mới này thì Giáo hội Paraguay
hiện giờ có đến 5 vị Giám Mục người nước ngoài cùng chăm sóc mục vụ trong số 11
Giáo Phận Chính Tòa, 2 Giáo Phận Tông Tòa và một Giáo Phận Tòng Nhân.
Thời đại thông tin bùng nổ rất nhanh làm cho đất nước nghèo và lạc hậu đứng
thứ 2 Nam Mỹ như Paraguay này cũng đi vào quỹ đạo của sự thay đổi. Còn nhớ ngày
nào chúng tôi mới đặt chân đến Paraguay thì người dân còn chưa biết nhiều về
Internet hay những kỹ thuật thông tin hiện đại, mà nay Internet đã đi vào từng
ngõ ngách và giới trẻ đã dùng các mạng xã hội cách thuần thục mà không cần học
qua trường lớp nào. Nhiều người dùng đến 5 cái điện thoại chưa kể vi tính,
Ipad… Công nghệ hiện đại đã làm cho con người từ thành thị đến nông thôn thay đổi
cách chóng mặt, và cũng nhờ công nghệ hiện đại này mà trước đây những điều được
cho là cấm kỵ, bị che giấu thì nay phơi bày mỗi ngày cách công khai trong một
quốc gia dân chủ và đa phần người dân chưa biết chọn lọc thông tin và chưa trưởng
thành đủ trong cách đón nhận thông tin.
Trong khi các quốc gia vùng Bắc Mỹ như Hoa Kỳ, Canada và các quốc gia Âu
châu và Á châu đang là mùa Đông và người ta đang chuẩn bị tưng bừng đón Giáng
Sinh, thì ở Paraguay và các nước Nam Mỹ đang làm mùa Hè nắng nóng nên nhiều gia
đình khá giả đã có những chuyến đi du lịch ở Cancun, Mexico hay São Paolo,
Brazil để tắm biển vì Paraguay không có biển. Bởi thế bên này chẳng có một chút
gì không khí Giáng sinh vì các linh mục người bản xứ thường về với gia đình để
nghỉ Hè vì đây là phong tục của họ nên các linh mục ngoại quốc thường phải ở lại
với đoàn chiên và cùng họ tổ chức mùa Giáng sinh dù không nhộn nhịp nhưng phần
nào giúp họ hiểu thêm về Mậu Nhiệm Con Chúa Giáng Trần.
Những ngày cuối năm cũng là dịp hè ở các trường học, công
sở nên người ta có thời gian nghỉ hè và được nhận lương tháng 13 (lương phụ trội).
Những nhân viên làm việc trong các cơ sở tôn giáo như Dòng Tu, Giáo xứ, Tòa
Giám mục… thì được nghỉ một tháng và nhận được gấp đôi lương, cộng thêm quà
Giáng sinh để vui vẻ với người thân và cũng là dịp để đi đây đó thưởng thức kỳ
hè của họ. Chúng tôi nhận thấy đây là một việc rất công bằng dù có nhiều người
so sánh rằng làm việc nhà Chúa thì không phải trả lương! Chúng tôi có nghe đâu
đó ở Việt Nam một số chị giúp việc cho nhà Xứ hay một vài tu viện không được trả
lương tương xứng, chẳng được nghỉ ngày nào trong tuần và nếu có đau yếu cũng chẳng
có bảo hiểm y tế gì cả. Chúng ta không thể nói đến bác ái nếu chưa thực thi đức
công bằng. Nhiều người Công giáo Việt Nam rất hảo tâm và cho rằng được phục vụ
các cha, phục vụ nhà Xứ, nhà Dòng là một ân huệ lớn. Điều đó đúng, nhưng những
vị hữu trách cũng cần có sự công bằng với người làm công vì những người phục vụ
trong nhà Xứ như các bà nội trợ, nhiều khi phải bỏ tiền túi để mua thức ăn và nấu
ăn thật ngon để khỏi phật lòng cha, trong khi cha lại không hề quan tâm đến gia
đình họ sống chết thế nào. Ở bên này tuy so với Việt Nam thì còn thua kém nhiều
thứ, nhưng khi chấp nhận một người làm việc trong Giáo xứ hay trong Tu Viện thì
phải làm hợp đồng đàng hoàng và phải trả bảo hiểm hàng tháng cho họ. Họ cũng được
nghỉ vào các thứ Bảy, Chúa Nhật và những ngày lễ của quốc gia. Họ cũng được nghỉ
khi đau ốm và có giấy của bác sĩ. Nhiều khi lúc mình rất cần vì có nhiều khách
hay các lễ lạc nhưng phải thuê người. Lúc đầu chúng tôi cũng cảm thấy khó chịu vì
lúc mình cần thì họ lại không đến và so sánh với giáo dân Việt Nam và cho rằng
giáo dân ở đây coi thường người đi tu nhưng chúng tôi quên mất một điều là sự
công bằng.
Ở Việt Nam thật là may mắn vì có nhiều Dòng Tu Nam, Nữ và các Dòng Tu thuộc
Giáo Phận thường xem việc giúp Giáo xứ là một đặc ân. Chúng tôi thấy các cộng
đoàn Nữ tu thật năng nổ giúp các cha xứ nào là lo phòng Thánh, giặt ủi đồ lễ, cắm
hoa, dạy giáo lý, giúp ca đoàn… một cách vô tư và không hề nhận bất cứ một đồng
lương nào. Trong khi đó, nếu chẳng may không hiểu ý cha xứ hay có điều gì không
làm vừa lòng ngài thì còn bị la rầy và thậm chí bị cho về khi cha xứ “mách” với
bề trên. Ở bên này thì không như thế vì mỗi Dòng Tu đều có một đặc sủng riêng
và dĩ nhiên đều phục vụ, nhưng nếu cha xứ nào cần thì liên hệ trực tiếp với bề
trên và làm hợp đồng có thời hạn. Chúng tôi biết rằng mọi so sánh đều khập khiễng
nhưng cứ xem những sứ điệp và những bài chia sẻ của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô gần
đây thì sẽ thấy Ngài luôn nhấn mạnh đến đức công bằng, bác ái và nhạy cảm trước
những thống khổ của người khác. Người tu trù không nên dửng dưng đối với người khác. Trước khi nói đến
bác thì thì người tu trì phải thực thi đức công bằng và những người làm công cho
mình là những người mình phải thực thi công bằng trước hết.
Chúng tôi còn nhớ vào năm 2010, trong chuyến đi Mỹ thăm người thân và cùng
đồng tế với các linh mục Việt Nam tại nhà thờ St. Mary của Giáo phận Oakland,
trước khi tiến ra bàn thờ, vị chủ tế có nói mỗi cha nên chuẩn bị một phong bì có
tiền, không quan trọng là nhiều hay ít để khi đến phần “xin cảo” thì các cha sẽ
là những người đầu tiên bỏ vào cảo để làm gương cho người khác. Lúc đầu chúng tối
thấy hơi lạ nhưng dần rồi cũng quen vì nhiều khi những người đi tu cứ nghĩ rằng
giáo dân mới là những người phải đóng góp vì người đi tu đã từ bỏ tất cả rồi
thì không phải đóng góp gì cả. Thật vậy, trên đời
này không ai nghèo đến nỗi không
có gì để chia sẻ với
người khác. Nói người đi tu nghèo thì sao nhiều người có điện thoại xịn, có xe
hơi, có vi tính, Ipad… Nhìn lại chính bản thân mình thấy mình giàu lắm nhưng lại
thờ ơ, dửng dưng trước những thống khổ của người khác và nhiều khi lỗi đức công
bằng.
Mấy ngày nay tiếp đón và tâm sự với một em tu sĩ trẻ người Paraguay đi thực
tập truyền giáo ở Ghana, châu Phi trở về. Chỉ mới hai năm ở châu Phi nhưng em
đã bị sốt rét Malaria hành hạ và phải
đưa em đi xét nghiệm tổng quát để điều trị vì căn bệnh này không thể khỏi hẳn
và sẽ hành hạ suốt cuộc đời còn lại của người có căn bệnh này.
Anh em tu sĩ trẻ này đã tâm sự rằng sau hai năm thực tập truyền giáo ở châu
Phi trước khi trở về tiếp tục việc học và chịu chức linh mục, mới thấy thấm
thía ơn gọi truyền giáo và em thú nhận rằng ngày chúng tôi mới đến Paraguay,
lúc đó em là chú đệ tử mới vào Dòng, em vẫn không hiểu gì mấy về các nhà truyền
giáo và không quí mến, trân trọng họ và luôn luôn kỳ thị với người nước ngoài.
Nhưng đến giờ em mới cảm thấy phục sát đất những người đã từ bỏ quê hương,
phong tục, tập quán để đến sống và làm việc cách tự nguyện với một nơi hoàn
toàn xa lạ với mình. Em kể rằng hai năm ở Ghana, châu Phi mà em cứ ngỡ rằng như
20 năm vì ngôn ngữ, khí hậu, thức ăn… quá khác với quê hương mình. Em bộc bạch
rằng dù người dân ở đó rất thân thiện và yêu mến những người đi tu nhưng em vẫn
cảm thấy xa lạ dù đã cố gắng hội nhập. Tuy nhiên em cũng nhận ra một điều là nếu
mình cứ ngồi đó mà than vãn thì sẽ chẳng giải quyết được gì mà lại còn khổ tâm
hơn nên em đã viếng thăm mọi người dù không hiểu thổ ngữ của họ nhưng bằng cử
chỉ yêu thương, phục vụ nên em đã dần lấy được cảm tình của họ và đối với em
trong hai năm thực tập ấy là kinh nghiệm quí giá cho đời sống truyền giáo trong
tương lai của em.
Một vị kinh lý Tổng
quyền của Dòng từ Rô-ma khi viếng thăm các quốc gia châu Phi nơi các nhà truyền
giáo Dòng Ngồi Lời làm việc đã tâm sự rằng ở châu Phi không cần những nhà truyền
giáo có bằng cấp cao hay thông minh xuất chúng, nhưng ở đó cần những nhà truyền
giáo có cái tâm, biết yêu mến người nghèo và nhất là biết dấn thân phục vụ là lời
giảng hùng hồn nhất như một câu ngạn ngữ đã nói : “El corazón es más feliz
cuando late para los demás” (Con tim sẽ hạnh phúc hơn khi nó giúp người khác
cùng đập).
Chỉ còn một ngày nữa
là thế giới sẽ đón mừng Giáng Sinh. Ở Việt Nam và nhiều nơi khác trên thế giới
nơi có cộng đồng người Việt sinh sống thì mọi người rất náo nức đón mừng Giáng
Sinh. Bên Paraguay cũng có một sốt nhà truyền giáo người Việt nhưng lại đón
Giánh sinh rất âm thầm vì “Đêm Hè, trời nóng Chúa Sinh ra đời…”. Xin chúc mừng
Giáng Sinh và Năm Mới tất cả mọi người. Feliz Navidad y Bendecido Año Nuevo 2015. (https://www.youtube.com/watch?v=ycc2Psszg-Y&feature=youtu.be)
Paraguay, 23 tháng 12 năm
2014
Lm. Antôn trần Xuân Sang,
SVD.
Nhieu nguoi thac mac rang bà bầu bị sốt có nguy hiểm không va lam the nao de chua tri, rau ngải cứu có tốt cho bà bầu không trong thoi ky mang thai, giup ich gi cho ba bau, rau ngót có tốt cho bà bầu không khi nhieu chi em su dung khi mang thai, rau má có tốt cho bà bầu không khi su dung lam nuoc rau ma, rau gì tốt cho bà bầu nhất trong thoi ky sinh de, va hieu qua cua chung nhu the nao, rau răm có tốt cho bà bầu không do la dieu ma nhieu chi em thac mac, bà̀ bầu ra nước ối có sao không va bien phap nao de ngan chan qua trinh nay khong xay ra, những loại rau không tốt cho bà bầu trong thoi ky mang thai va cho con bu
ReplyDeleteMorning M Clin Nutr, 2010; 91: 295-97. https://imgur.com/a/tQclFqp https://imgur.com/a/Lgunbzt https://imgur.com/a/XI3TgXG https://imgur.com/a/4oUN7qh https://imgur.com/a/A0rANlM https://imgur.com/a/NFJFDgK https://imgur.com/a/VZgqXC2
ReplyDelete