Monday, November 28, 2011

PARAGUAY – TÂM TÌNH MÙA VỌNG


           Theo lịch phụng vụ Công giáo thì Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Vọng, chúng ta có thể chúc mừng nhau vì chúng ta vừa bước qua một năm phụng vụ mới, phụng vụ năm B.
Người Việt có niềm tin bình dân là vào dịp Năm Mới, người nào “xông đất”- nghĩa là người đầu tiên đến xông nhà đầu năm sẽ là sứ giả do sự may mắn đưa đến. Cũng vì thế mà  mọi người thường cân nhắc rất kỹ về địa vị, tư cách, tính tình và vận hạn của người sẽ đến xông đất để mời những người có những phẩm chất ấy đến nhà trong những phút đầu ngày của năm mới nhằm đem lại sự tốt lành và may mắn cho cả nhà. Dù đã tính toán như vậy, vẫn có những vị khách không mời mà đến trước sự ngạc nhiên của gia đình và làm xáo trộn những dự tính của họ. Vì thế, để phòng ngừa những điều bất khả kháng xảy đến thì sau phút giao thưa, các cửa đều đóng chặt và chỉ mở khi nào người được mời tới xông đất đến mà thôi. Tôi muốn dài dòng chuyện này vì muốn chia sẻ một vài điều trong Năm Phụng Vụ Mới mà tôi đã bắt đầu từ những ngày qua.
Tối thứ Bảy vừa qua tôi có dâng lễ khai mạc mùa Vọng cho một cộng đoàn thuộc phong trào Con đường Tân Dự Tòng ở một giáo xứ thành phố. Vì cha xứ này có việc đi xa nên ngài đã nhờ tôi trước đây một tuần. Trong thâm tâm mà nói, tôi không muốn dâng lễ cho phong trào này vì đã từng nghe nhiều lời đồn đoán rằng đây là một phong trào khá cấp tiến và khá khép kín ngay trong lòng các giáo xứ và các giáo phận. Ngay cả một số anh em linh mục trong Dòng cũng từng gièm pha phong trào này và gọi đó là một “Secta”- một “giáo phái”. Lúc đầu tôi còn lưỡng lự không muốn nhận lời nhưng cha bạn cứ nài nỉ mãi nên mới chấp nhận cách miễn cưỡng. Cũng vì tò mò nên tôi muốn biết tại sao người ta không thích phong trào này và tại sao người ta lại gán ghép cho họ những từ ngữ không mấy tốt đẹp như thế. Điều khác nữa là tôi muốn tìm hiểu cho kĩ càng vì mình không thể kết án ai mà chưa có bằng chứng rõ ràng, nhất là các linh mục thì lại càng không thể nghe những lời đồn đoán về các phong trào này nọ rồi có những phán đoán lệch lạc. Tôi đã đến và dâng thánh lễ với họ.
Thực tình mà nói tôi khá mù tịt về phong trào này vì những năm làm việc truyền giáo của tôi tại Paraguay, tôi chỉ biết đến những vùng truyền giáo heo hút và đìu hiu. Ở những vùng truyền giáo xa xôi ấy dù có những khó khăn, thiếu thốn về vật chất, tôi cảm thấy trong lòng mình bình an và hạnh phúc sau những lần viếng thăm các giáo điểm. Thế nhưng, cuộc sống của những người theo Chúa không chỉ dừng lại ở việc tìm cho mình một chỗ an thân mà còn phải làm cho người khác cũng được an thân nữa. Những thách đố mới đã đến với tôi kể từ ngày tôi được bề trên sai đến làm việc với các chủng sinh và làm việc mục vụ ở thành phố. Chính ở lĩnh vực mới mẻ này mà tôi khám phá ra nhiều điều mới lạ, và anh hai lúa quê mùa như tôi phải dần dần hội nhập với cuộc sống mới nên thành thị để có thể len lỏi vào các phong trào và hội đoàn mới. Và chính những ngày khai mạc mùa Vọng tôi đã “xông đất” để làm việc với phong trào Con đường Tân Dự Tòng.
Tôi tự hỏi tại sao nhiều người, trong đó có cả một số giám mục, linh mục lại không đồng tình với phong trào mới mẻ này? Tại sao nhiều người gọi đó là một “giáo phái” mới trong lòng Giáo Hội? Phải chăng Giáo Hội cũng đang lên án phong trào này? Rất may tôi đã tìm được lời giải đáp vì vào tháng 6 năm 2008, Hội Đồng Tòa Thánh về Giáo Dân đã phê chuẩn chung kết  về qui chế Con đường Tân Dự Tòng và được nhìn nhận như một phương thức hoạt động ở giáo phận nhằm khai tâm Ki-tô giáo và giáo dục trường kỳ về đức tin (Qui chế, số 1).
Thế là tôi an tâm dâng thánh lễ với họ. Khi đến nơi, tôi đã thấy mọi người tể tựu đông đủ và một số người xin làm hòa với Chúa qua Bí tích cáo giải. Tôi khá ngạc nhiên khi thấy họ có mặt sớm trước thánh lễ vì thường thì người Paraguay rất ít đúng giờ. Một ngạc nhiên khác là khi bắt đầu thánh lễ, cộng đoàn tham dự rất tích cực, sống động và giới trẻ hát rất hay. Sau 3 bài đọc trong phần Phụng Vụ Lời Chúa, họ xin phép linh mục để họ có những giây phút suy niệm và chia sẻ Lời Chúa trước khi linh mục bắt đầu giảng lễ. Đây là một sự ngạc nhiên thú vị vì ngay cả các chủng sinh mà tôi đang phụ trách cũng không thể năng động và biết chia sẻ Lời Chúa như nhóm này.
Lợi dụng cơ hội này tôi cũng chia sẻ Lời Chúa với họ và nhắn nhủ họ rằng tất cả các phong trào, các hội đoàn đều là chi thể không thể tách biệt với Thân Thể Chúa Ki-tô, vì nếu các Hội Đoàn hay phong trào tự cho mình là duy nhất, là trên hết thì chính họ đang tách biệt với Mẹ Giáo Hội.
Phần Phụng Vụ Thánh Thể có một chút hơi khác là họ dùng một loại bánh mì không men và nhiều chén thánh rất đẹp để mọi người cùng uống Máu Thánh sau khi truyền phép. Cũng vì điều này mà nhiều nhóm khác phân bì, ganh tỵ vì cho rằng phong trào Con đường Tân Dự Tòng là một nhóm của những đại gia nhưng thực tình không phải như vậy. Họ cũng là những người nghèo nhưng biết đóng góp lợi tức 10 phần trăm nên họ có ngân quĩ để dùng vào việc chung và nhiều người rất chu toàn bổn phận của một người Công giáo. Dưới mắt của những người trong cùng một giáo xứ thì nhóm này hơi tách biệt giống như chúng ta gọi nhóm Pha-ri-sêu ngày xưa, nhưng công bằng mà nói, nhiều người Pha-ri-sêu thời Chúa Giê-su sống rất công tâm và chuẩn mực. Chúa Giê-su chỉ lên án một số người Pha-ri-sêu có thái độ giả hình mà thôi chứ Ngài không lên án tất cả nhóm Pha-ri-sêu. Bởi thế, một con sâu có thể làm rầu nồi canh và từ đó tôi mới nghiệm ra là bất cứ trong một đoàn thể hay phong trào nào cũng có những con sâu đang làm băng hoại thanh danh của nhóm đó.
Tôi cũng từng tâm sự với một số anh em bạn hữu là mình đừng vội kết án ai khi mình chưa biết rõ mọi chuyện, hoặc khi biết rõ rồi cũng không được quyền kết án vì quyền đoán xét giành cho tòa án, và vị thẩm phán tối cao là Chúa.
Tôi cũng vừa tiếp xúc và dâng thánh lễ cho một Tu hội khá mới mẻ theo tinh thần của thánh Phan-xi-cô có tên là Các Tiểu Muội theo Gương Chúa Giê-su. Tu Hội này thành lập cách đây khoảng 10 năm tại Brazil do một tu sĩ Dòng Phan-xi-cô Ca-pu-chi-nô sáng lập. Vì là một Tu hội mới thành lập nên còn nhiều khó khăn, nhất là phương tiện vật chất vì vài cộng đoàn phải thuê nhà ở, chưa có phòn ngủ, chưa có bàn ghế nhưng họ cố gắng làm một nhà nguyện nhỏ để cầu nguyện và dâng thánh lễ. Nhìn cảnh họ bây giờ đang sống trong thế kỉ XXI mà tôi nhớ đến vị thánh sáng lập Dòng Ngôi Lời chúng tôi cách đây 136 năm mà thấy cảm phục các vị sáng lập vô cùng. Nếu không có ơn Chúa chắc những gì họ đang làm đều vô ích. Nhìn thấy các nữ tu phục vụ những người thổ dân mang bầu, những đứa trẻ nhơ nhớp đường phố, những người bị Si-đa giai đoạn cuối mà mình thán phục. Thực tình mình không có ơn này và vì thế tôi chỉ có thế dâng thánh lễ với họ một lần một tuần để xin Chúa gia tăng sức mạnh hồn xác giúp họ trung thành với đặc sủng của họ.   
Những ngày vừa qua ở Chủng viện chúng tôi cũng khá bận rộn cho việc đánh giá các chủng sinh sẽ tiếp tục con đường tu trì hay phải trở về với gia đình. Việc quyết định đi hay ở của các nhà huấn luyện sẽ ảnh hưởng về tương lai của cả một đời người của các ứng sinh nên nhiều đêm tôi cũng trằn trọc, băn khoăn không chợp mắt được. Chẳng phải vì hiện nay do thiếu ơn gọi mà mình cứ nhận bừa, đào tạo cấp tốc để sản xuất ra những linh mục, những tu sĩ truyền giáo kiểu mì ăn liền thì sẽ gây họa cho mai sau. Tôi rất ngại chuyện bỏ phiếu nhưng đến lúc phải quyết định thì mình phải thực thi.
Mùa Vọng, mùa của hy vọng và mong chờ. Tôi luôn cầu xin Chúa cho luôn cho tôi những tia hi vọng và sống lạc quan dù thỉnh thoảng căn bệnh gan của tôi làm tôi đau nhói và mệt nhọc. Tôi cũng mong chờ nhưng cái mong chờ khá trần tục là mau đến ngày tôi được về thăm những người thân trong gia đình trước khi họ được Chúa gọi về. Lạy Chúa Giê-su, xin ngự đến!             
            Paraguay, 28-11-2011
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD. 

Sunday, November 20, 2011

TÌM HIỂU TIẾNG TÂY BAN NHA – PHẦN I

             Tiếng Tây Ban Nha (español), hoặc là tiếng Castil (castellano) là một ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Rôman, là tiếng phổ biến thứ 4 trên thế giới theo một số nguồn, trong khi có nguồn khác liệt kê nó là ngôn ngữ phổ biến thứ 2 hay thứ 3. Do từng có một hệ thống thuộc địa rộng lớn trong lịch sử nên tiếng Tây Ban Nha đã trở thành ngôn ngữ chính thức của rất nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu là các nước Trung Mỹ, Nam Mỹ (trừ Brasil) và một số bang ở miền nam nước Mỹ. Theo ước tính, tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ mẹ đẻ của khoảng 352 triệu người và dự đoán số người nói tiếng Tây Ban Nha sẽ còn tăng mạnh nữa, chủ yếu do tỉ suất sinh cao ở các nước châu Mỹ Latinh. Bên cạnh đó, văn học và âm nhạc tiếng Tây Ban Nha cũng là một nhân tố khiến cho thứ tiếng này ngày càng chiếm vai trò quan trọng trên toàn cầu. Có một điều thú vị là tuy Tây Ban Nha là nơi bắt nguồn nhưng nước có số người nói tiếng Tây Ban Nha nhiều nhất lại là Mexico. (Xc. http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2y_Ban_Nha).
Tiếng Tây Ban Nha có 30 chữ cái. 2 mẫu tự khá lạ với người Việt là chữ  Ñ (được phát âm là /nhờ/ như niño /ni-nhồ/ : cậu bé) và chữ Ll (được phát âm là /dờ/ như Lleno/giế-no/ : đầy, no).

Chữ
Cách đọc tên chữ
Ví dụ
A
A
Abeto /a-bê-tô/ : Cây thông
B
Bota /bô-ta/ : Giày ống
C
Đọc là /sê/ trước nguyên âm E và I
đọc là /k/ trước A, O, U
Cebolla /sê-bo-gia/ : Củ hành
Conejo /Cô-nê-khô/ : Con thỏ
Ch
Chê
Churrasquería /chu-rás-kê-rí-a/ :
D
Đê
Dedo /đê-đô/ : Ngón tay
E
Ê
Elefante /ê-lê-phan-tê/ : Con voi
F
ế-phề
Flor /phờ-lor/ : Bông hoa
G
Đọc là "khê" trước "E, I" và đọc như "gh" trước “A,O, U”
Generación /khê-nê-ra-si-ón/ : Thế hệ
Gato /gá-tồ/ : Con mèo.
H
Á-chề (âm câm)
Helado /ê-lá-đồ/ : Cây kem
I
I
Italia /I-tá-li-a/ : Nước Ý
J
"khố-tà" hoặc "hố-tà"
Jirafa /Khi-rá-pha/ : Hươu cao cổ
K
Ka
Kenia /Kê-ni-a/ : Nước Kenya
L
ế-lề : Đọc như “lờ”
Luna /lú-na/ : Mặt trăng
Ll
ế-yề : Đọc như chữ "d" trong tiếng Việt giọng miền Nam.
Lleno /giế-nồ/ : No, đầy.
M
ế-mề : Đọc như “mờ”
Mano /má-nồ/ : Bàn tay
N
ế-nề : Đọc như “nờ”
Nube /nú-bê/ : Mây
Ñ
ế-nhề : Đọc như “nhờ”
Niño /ní-nhồ/ : Em bé trai
O
ô
Osito /ô-xi-tô/ : gấu nhồi bông
P
Pato /pá-tô/ : Con vịt đực
Q
Khu : Đọc như “qu”
Queso /kê-sô/ : Phó-mát
R
ế-rề đọc như “rờ”
Ratón /ra-tón/ : Con chuột
Rr
ế-rrrề (đọc mạnh và kéo dài, sao cho lưỡi rung lên, đập vào hàm ếch từng hồi)
Perro /pér-rô
S
ế-sề : Đọc như “xờ”
Sapo /xá-pô/ : Con cóc
T
Tê : Đọc như ‘tờ”
Taza /tá-xa/ : Cái tách
U
u
Uva /ú-va/ : Trái nho
V
βê : Đọc như “vờ”
Vaca /vá-ca/ : Con bò
W
"đô-blê u" hay "đô-blê" βê
Walter /ván-ter/ : ông Walter
X
ếc-khìs
Xilófono /xi-lố-phô-nô/ : (âm nhạc) mộc cầm
Y
y gri-ế-gà : Đọc như “giờ”
Ya /gia/ : Diễn tả một cái gì đã qua.
Z
xế-tà : Cũng đọc như “xờ”
Zapato /xa-pá-tô/ : Đôi giày


CÁCH PHÁT ÂM TIẾNG TÂY BAN NHA

TRỌNG ÂM
“Trọng âm” liên quan đến độ lớn của một âm tiết. Trong tiếng Tây Ban Nha, một âm tiết trong một từ thường được phát âm to hơn những âm tiết khác. Trọng âm quan trọng vì nó có thể làm thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của từ. Các từ sau đây giống hệt nhau, chỉ khác vị trí của trọng âm:
papá – bố
papa – khoai tây
compró – anh ấy đã mua
compro – tôi mua

+ Quy tắc của trọng âm
Trong tiếng Tây Ban Nha, từ viết thế nào được phát âm như thế. Để tận dụng hệ thống phát âm đơn giản và gần như hoàn hảo này, đầu tiên ta phải nắm được quy luật của trọng âm – tức là, làm sao để biết được âm tiết nào được phát ra to nhất.

1. Từ có đuôi là nguyên
âm, -n hoặc –s thì trọng âm ở âm tiết trước âm tiết cuối cùng:
Nada /ná-đa/ : Không co gì
Limonada /li-mô-ná-đa/ : Nước chanh
Zapatos /xa-pá-tôs/ : Đôi giày
Origen /ô-rí-khen/ : Nguồn gốc
Compro /Cóm-pơ-rô/ : Tôi mua (hiện tại)
Estas-ta/ : Cái này, đây.
2. Từ có đuôi là phụ âm trừ -n và –s thì trọng âm ở âm tiết cuối:
Doctor /đôc-tor/ : Bác sĩ
Ciudad /xi-u-đád/ : Thành phố
Comer /cô-mer/ : Ăn
3. Khi quy tắc 1 và 2 trên đây không được áp dụng, thì người ta đánh dấu trọng âm:
Compró /com-pơ-rố/ : Anh ấy đã mua (quá khứ)
Está /es-/
Estás /es-tás/

4. Dấu trọng âm cũng được dùng để phân biệt các từ được phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau:
Si /xi/ – if : Nếu
Sí /xí/ – yes : Vâng, dạ
Mi – my : Của tôi
Mí – me : Tôi (đối từ)
El – the : Mạo từ xác định
Él – he : Anh ấy
Tu – your : Của anh/cô ấy (thuộc từ ngôi thứ II số ít)
Tú – you : (Đại từ ngôi thứ II số ít)
Đừng cho các quy tắc trên đây là rắc rối mà hãy lấy chúng để phát âm đúng tiếng Tây Ban Nha.

5. Ngữ điệu: “Ngữ điệu” tức là cao độ, sự lên xuống giọng. Ngữ điệu quan trọng bởi vì nó có thể làm thay đổi ý nghĩa lời nói. Trong tiếng Tây Ban Nha, câu trần thuật có ngữ điệu đi xuống.
Trong tiếng Tây Ban Nha, câu hỏi khai thác thông tin (câu hỏi có từ nghi vấn) có ngữ điệu xuống ở cuối câu. Cấu trúc ngữ điệu giống câu trần thuật, nhưng không thể nhầm lẫn với câu trần thuật vì nó có từ nghi vấn.
u hỏi không có từ nghi vấn đơn giản không có từ nghi vấn có ngữ điệu lên ở cuối câu, thể hiện sự không chắc chắn.
Khi một câu hỏi khai thác thông tin đòi hỏi câu trả lời là một trong hai hay nhiều lựa chọn, thì ngữ điệu lên ở mỗi sự lựa chọn và xuống ở sự lựa chọn cuối cùng.
Trong ngôn ngữ nói tiếng Tây Ban Nha, khi chữ cái cuối cùng của từ trước giống chữ cái đầu của từ sau, thì chúng được phát âm thành một âm duy nhất.
Trong ngôn ngữ nói tiếng Tây Ban Nha, khi một từ có đuôi là một nguyên âm được nối tiếp là một từ bắt đầu cũng là một nguyên âm thì những nguyên âm này được nối thành một âm tiết, dù chúng có khác nhau đi nữa.
Trong ngôn ngữ nói tiếng Tây Ban Nha, khi một từ có đuôi là một phụ âm và theo sau là một từ bắt đầu bằng một nguyên âm, thì phụ âm cuối ấy được nối với nguyên âm đầu.
6. Nguyên âm kép: Tổng thể
Nguyên âm kép xuất hiện khi một âm “i”, “u”, or “y-ở cuối” không mang trọng âm xuất hiện sau một nguyên âm khác trong cùng một âm tiết. Âm nguyên âm của chúng không thay đổi, nhưng chúng hợp nhất thành một âm tiết đơn..
7. Nguyên âm kép: ei (ey)
Nguyên âm này được phát âm gần giống với vần ””ây”” trong tiếng Việt. Chú ý khi có dấu trọng âm đánh trên chữ ””i””, thì nguyên âm kép không còn, và hai nguyên âm được phát âm riêng rẽ.
8. Nguyên âm kép: oi (oy)
Nguyên âm này được phát âm gần giống với vần ””ôi”” trong tiếng Việt. Chú ý khi có dấu trọng âm đánh trên chữ ””i””, thì nguyên âm kép không còn, và hai nguyên âm được phát âm riêng rẽ.
9. Nguyên âm kép: ui (uy)
Nguyên âm này được phát âm gần giống với vần ””ui”” trong tiếng Việt. Chú ý khi có dấu trọng âm đánh trên chữ ””i””, thì nguyên âm kép không còn, và hai nguyên âm được phát âm riêng rẽ.
10. Nguyên âm kép: au
Nguyên âm này được phát âm gần giống với vần ””au”” trong tiếng Việt, là sự đọc nhanh ””a”” sang ””u”” chứ cũng không hoàn toàn giống tiếng Việt. Chú ý khi có dấu trọng âm đánh trên chữ ””i””, thì nguyên âm kép không còn, và hai nguyên âm được phát âm riêng rẽ.
11. Nguyên âm kép: eu
Nguyên âm này được phát âm giống với vần ””êu”” trong tiếng Việt. Chú ý khi có dấu trọng âm đánh trên chữ ””u””, thì nguyên âm kép không còn, và hai nguyên âm được phát âm riêng rẽ.
12. Nguyên âm kép: ia
Nguyên âm này là sự phát âm nối nhanh giữa ””i”” và ””a””, không hoàn toàn giống như vần ””ia”” trong tiếng Việt. Chú ý khi có dấu trọng âm đánh trên chữ ””i””, thì nguyên âm kép không còn, và hai nguyên âm được phát âm riêng rẽ.
13. Nguyên âm kép: ie
Nguyên âm này là sự phát âm nối nhanh giữa ””i”” và ””e””, chú ý khi có dấu trọng âm đánh trên chữ ””i”” , thì nguyên âm kép không còn, và hai nguyên âm được phát âm riêng rẽ.
14. Nguyên âm kép: io
Nguyên âm này là sự phát âm nối nhanh giữa ””i”” và ””o”” , chú ý khi có dấu trọng âm đánh trên chữ ””i”” , thì nguyên âm kép không còn, và hai nguyên âm được phát âm riêng rẽ.
15. Nguyên âm kép: iu
Nguyên âm này được phát âm giống với vần ””iu”” trong tiếng Việt.
43. Nguyên âm kép: ua
Nguyên âm này là sự phát âm nối nhanh giữa ””u”” và ””a””, chú ý khi có dấu trọng âm đánh trên chữ ””u””, thì nguyên âm kép không còn, và hai nguyên âm được phát âm riêng rẽ.
45. Nguyên âm kép: ue
Nguyên âm này là sự phát âm nối nhanh giữa ””u”” và ””e””, hơi giống vần ””uê”” trong tiếng Việt.
47. Nguyên âm kép: uo
Nguyên âm này được phát âm giống với vần ””ua”” trong tiếng Việt. Chú ý khi có dấu trọng âm đánh trên chữ ””u”” , thì nguyên âm kép không còn, và hai nguyên âm được phát âm riêng rẽ.

Lm. Trần Xuân Sang, SVD (Sưu tầm và biên soạn)

Wednesday, November 16, 2011

NHỮNG SUY TƯ VỀ SỰ RA ĐI CỦA LM GÉRARD TRẦN LỘC


LM. GÉRARD TRẦN LỘC
(17.5.1916 – 02.10.2003)

Đây là một thành viên ưu tú về tình yêu Chúa qua Thánh Cả Giuse, trong Dòng hèn mọn, dù thân xác yếu đau của Thầy Gérard từ lúc bé thơ. Thầy ăn cháo trắng thường xuyên vì Thầy đau dạ dày! Có những ngày Thầy không ăn chút cháo nào, nhưng việc chung luôn có mặt trong mọi thành viên trong Dòng.
Thầy Gérard Trần Lộc vào Dòng lớp thứ II của Đấng Sáng Lập tiên khởi. Mặc dù bệnh tình của Thầy không giảm chút nào! Nhưng tinh thần hăng say của Thầy Lộc thích sống chết, theo con đường tận hiến Tu Huynh hèn mọn Thánh Giuse. Đấng Sáng Lập vẫn nâng đỡ ủi an săn sóc Thầy Gérard rất hết tình Cha yêu con. Thân hình bé nhỏ lại sức yếu về thể xác, nhưng trí óc của Thầy Lộc rất thông minh, học tập rất giỏi về mọi phương diện. Thầy sống vui + sống với người + sống với đời trong tình huynh đệ, từ trong cõi lòng mình ra. Thầy là một nhà giáo đạo đức thánh thiện, yêu thương anh em như chính mình cũng như với học trò.
Thầy là một thành viên ưu tú của Dòng Thánh Giuse. Thầy được “Bài Sai” dạy Tiểu Chủng Viện Kon Tum nhiều năm. Thầy là một thành viên trong Hội Đồng Bề Trên của Dòng. Phần đông Thầy là phụ tá của Bề Trên nhiều năm. Hơn thế nữa, thầy làm Giám Đốc Đệ Tử của Dòng lâu năm. Thầy là một nhà giáo, một nhà Đạo diễn tập kịch rất tài tình, vào Lễ Thánh Nữ Sainte Cécile ngày 22 tháng 11 mỗi năm. Vì Dòng Thánh Giuse đào tạo nhà truyền giáo ở giữa trần gian, từ Đấng Sáng Lập đã tạo dựng những đồng nghiệp, theo gương Ngài: Kính Chúa + Yêu Người sống với và sống cùng. Thầy tìm vai trong Đệ Tử với các Thầy vào đúng vai diễn xuất đúng y như thật. Thầy luôn tìm tòi học hỏi qua Truyền Thanh cũng như Truyền Hình. Thầy làm việc hết tình, ngồi trên bàn viết, đọc sách nghiên cứu tận tâm tận lực để dạy dỗ cho anh em và cả Đệ Tử. Thầy Trần Lộc không bỏ chương trình TV vào đêm khuya, như phim truyện hay bóng đá! Tất cả là hồng ân Chúa trao ban, hãy ngợi khen Chúa; đó là tâm tình Thầy Gérard hằng ghi nhớ.
Thầy Gérard Trần Lộc cũng đi du học tại Pháp nhiều năm về ngành giáo dục truyền giáo tại Ba-lê, Thủ Đô Pháp. Khi về VN, Thầy đi học Thần Học Piô X Đà Lạt và được Đức Cha Nguyễn Văn Thuận phong chức Linh Mục. Sau này làm Bề trên Dòng Thánh Giuse nhiều lần. Sau mùa Hè đỏ lửa và biến cố 1975, Cha Gérard cùng một số các Thầy và hơn chục Thỉnh sinh, sống một CĐ Dòng Thánh Giuse tại Thổ Hoàng BMT. Cuộc sống có vất vả lao công để nuôi sống bảo vệ đời tu định hướng mới, theo thời giải phóng: “Lao động là vinh quang!” Cha làm Giám đốc CĐ kèm Tuyên úy cho Anh Em và số Giáo dân. Cha dạy đạo đức và Thầy Kim Thanh dạy Triết cho Thỉnh sinh. CĐ sống vui + sống khỏe và sống hết tình yêu thương nhau và phục vụ cho tuổi trẻ tại Thổ Hoàng. Cuộc sống CĐ rất phấn khởi vui tươi + hạnh phúc: có cơm trắng để ăn, rau sạch tự trồng, nhất là có cá suối CĐ tự bắt. Sau 2 năm giải phóng CĐ có đầy đủ giấy tờ hợp lệ của Nhà Nước, nhất là có Hộ khẩu đầy đủ, chính quyền chấp nhận là dân cư trú vĩnh viễn. Thế nhưng công an Tỉnh BMT tới kiểm tra Hộ khẩu CĐ để đem về khám xét lại! Một tuần sau nào xe lớn xe nhỏ của công an Tỉnh BMT bắt giam Cha Gérard cùng tất cả Thầy và Thỉnh sinh lên xe, vì những người này bất hợp pháp! Công an Tỉnh lấy hết tất cả lên xe: Cà phê, lúa thóc, bắp, bí ngô, cả xe lớn xe nhỏ và máy cày với đồ dùng của CĐ và cá nhân!!! Tất nhiên nhà Dòng mất hết tất cả: nhà ở với ruộng vườn, nhà nước tịch thu! Cha Gérard bị ở tù gần năm tháng, biệt giam của chế độ CS sau biến cố đau thương trong cõi lòng dân tộc! Các Thầy và các Thỉnh sinh cũng tù giam nhẹ nhàng hơn! Sau mấy tháng, các Thầy + Thỉnh sinh được cho tự do nhưng phải về quê của đương sự! Đó là một đau thương khủng khiếp mà CS vô thần gây ra! Không tội cũng bắt vào tù!!! Khi ra tù Cha chẳng có tội lỗi gì trong hồ sơ! Được tự do, Cha không thể đi đứng được! Thân xác của Cha già nua, râu thì dài xuống ngực! Tưởng rằng cuộc sống của Cha chẳng còn bao lâu nữa!!! Nhà nước chỉ cho Cha về Bình Định và Cha chấp nhận; vì nghĩ rằng Nhà Dòng Thánh Giuse Nha Trang cũng tan tành mây khói rồi! Nhưng Chúa vẫn còn đoái thương Cha, để có thể ăn cháo mà sống! Khi Cha Lộc bỏ Bình Định vào Nha Trang, Cha ăn cơm được và sức khỏe dạt dào hơn, có da có thịt. Nhờ sự bồi dưỡng tận tình của Dòng săn sóc cho Cha, hơn nữa nhờ khí hậu biển Nha Trang hiền hòa mát mẻ. Cha luôn sống hòa đồng với hết mọi người, yêu thương giúp đỡ cho kẻ khó khăn rất chân tình. Cha cũng đóng góp nhiều về Dòng Thánh Giuse sát nhập Dòng Ngôi Lời mau, để đồng hành với nhau cùng đi một hướng của hai Đấng Sáng Lập.
Cha Gérard Trần Lộc vào tuổi 80, tuổi thọ đáng kính được hưu dưỡng, nhìn thấy công trình Cha đã làm nhiều năm cho Dòng đủ rồi! Thế nhưng Cha Lộc vẫn hy sinh, phục vụ cộng tác đào tạo tuổi trẻ Tập viện rất hăng say. Tuổi Cha quá cao! Nhưng Cha vẫn sống vui + sống hòa đồng với tuổi xuân mơn mởn. Tất cả tập sinh rất kính mến biết ơn Cha vô vàn. Chính Cha là niềm vui, là người an ủi cho tuổi trẻ theo thời hiện tại hôm nay. Cha Lộc luôn đồng hành, cũng như đóng góp với tuổi trẻ, Cha OK ngay. Dù đi lên núi cao hay đi vào rừng sâu Cha không e ngại điều gì. Cuộc sống đạo đức của Cha là một tấm gương sáng chói cho mọi thành viên của Dòng. Cha làm việc một cách tích cực. Dù không ăn, đang bệnh Cha vẫn đọc kinh phụng vụ theo giờ giấc. Dâng Thánh Lễ mọi ngày. Nguyện gẫm đúng theo giờ. Viếng thăm Mình Thánh Chúa luôn. Lần hạt Mân Côi Cha không bao giờ dám bỏ! Vì Cha Lộc yêu mến Mẹ Maria đã cứu chữa Cha từ bé thơ đến mãi suốt đời. Vài ngày cuối cùng cơn bệnh ung thư gan làm khuấy động thân thể của Cha không ngồi được! Cha vẫn lần hạt Mân Côi liên lỉ! Cha Lộc vẫn đồng hành với một Cha dâng Thánh Lễ hằng ngày trong phòng bệnh của Cha.
Cha Gérard đã hết tình với Chúa với Dòng, với mọi thành viên đang đứng gần bên giường, nhìn đôi mắt của Cha đang rơi lệ! Đôi mắt của Cha từ từ đóng lại, lúc hơn 12h trưa ngày 02.10.2003! Chúa đã gọi Cha Gérard Trần Lộc về Cha trên Trời, đang chờ đón một Linh Hồn Tu Huynh thành Linh Mục cuối cùng của 2 Dòng Ngôi Lời – Giuse Nha Trang Việt Nam!


NHỮNG SUY TƯ DỌC ĐƯỜNG LỮ HÀNH VỀ CÁI CHẾT CỦA TỔ PHỤ
* Bài giảng Lễ An Táng Cha Gérard Trần Lộc, SVD.
Sáng ngày 04.10.2003 của Cha Clément Lưu Minh Hoàng

Cha Gérard Trần Lộc không còn nữa. Cha đã nằm xuống như một cây đại thụ được đốn ngã. Hưởng thọ 87 tuổi. Cha được trân trọng xếp vào hàng thượng thọ và tuổi già của Cha được Sách Khôn ngoan ca tụng: “Tuổi thọ đáng kính…, vì người đầu bạc thì khôn ngoan và sống không tì ố là sống thọ đẹp lòng Thiên Chúa” ( Kn 4,8-10 )
Tôi xin dựa ý câu Sách Khôn ngoan và lấy cuộc đời Cha Gérard minh họa, để chia sẻ đôi điều. Vâng, đối với Miền Dòng Ngôi Lời – Giuse Việt Nam, Cha Gérard Trần Lộc là một bậc thượng thọ và hơn thế nữa, đó là một tổ phụ. Vào trưa thứ năm, ngày 02.10.2003, quá 12h, cộng đoàn Nhà Chính Nha Trang đã hợp quanh giường bệnh để chứng kiến, theo dõi và cầu nguyện cho Cha trong giờ phút cuối đời. Tôi nhớ từng giây một: Cha nằm thiêm thiếp trên giường, mắt mờ đục, miệng há thở thoi thóp, lồng ngực phập phồng lên xuống rất nhẹ. Sức gần cạn kiệt. Anh em hồi hộp chứng kiến và chờ đợi, chờ đợi cái giây phút cảm động nhất nhưng cũng vĩ đại nhất của một đời người. Cái giây phút mà Bossuet, một vị Giám mục lỗi lạc hùng biện, khi miêu tả cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, đã viết “Trong cuộc hy tế trên núi Sọ, không gì cao cả hơn hơi thở cuối cùng của Chúa, giây phút quý hóa mà linh hồn rất thánh, tách lìa thân xác đáng kínhcủaNgài”
Vâng, đó là cái giây phút mà mọi Kitô hữu phải nôn nao hướng tới. Cái giây phút mà một thụ tạo phải ra mắt Đấng Tạo Hóa. Cái giây phút mà người con nhảy bổ vào lòng tay và vào lòng Cha nhân hiền. Chúng tôi đứng lặng nhìn Cha Gérard. Chúng tôi hồi tưởng cuộc sống trưởng thọ của Cha, mà mỗi người chúng tôi đã may mắn được đồng hành với Cha nhiều quãng đường ngắn dài; qua những vui buồn và hy vọng: những lo âu đau khổ của kiếp người!
Thế nhưng, hôm nay Cha lặng lẽ ra đi một mình vào cõi chết!
Dĩ nhiên, cái chết của Cha không ảm đạm, không buồn bã, nhưng trang trọng, thánh thiện tuyệt vời. Chết là một kết thúc mà mọi kiếp sống đều phải tiến đến. Thật là đẹp, khi để lại đằng sau mình một quá khứ đầy công đức: rồi ra đi khi giờ đã điểm, khi sự nghiệp, sứ mệnh và sự hiện diện đã hoàn tất; đồng thời sẵn sàng vui vẻ chuyển giao trách nhiệm, chuyển giao công việc cho người sau tiếp nối.
Con người sinh ra không phải để sống mãi mãi dưới cõi hồng trần. Chính con người sinh ra để hoàn thành một sứ vụ, một sự nghiệp. Cái chết có thể là một thảm cảnh khi “Nửa cuộc đời dang dỡ mà phải ra đi” như Tiên Tri Isaia than vãn ( Is 38,10 ) Nhưng một kiếp trường thọ, trĩu nặng hoa trái mỹ miều, sum sê mà kết thúc thì tuyệt đẹp. Và đó là cuộc đời của ChaGérardTrầnLộc.
Cha Giám tỉnh Knight, người Úc, cố vấn Miền Dòng Ngôi Lời - Giuse Việt Nam, đã bình luận “Cha Gérard Trần Lộc là một người có tầm cỡ giá trị to lớn với một thân xác bé nhỏ”.
Khi được Miền Dòng Việt Nam thông báo Cha Gérard Trần Lộc vừa qua đời lúc 13h Việt Nam ngày 02.10.2003, Cha Bề trên Tổng quyền Antonio Pernia đã gửi điện thư phân ưu, với những lời lẽ thân thương đầy thán phục đối với Cha Gérard Trần Lộc. Ngài viết : “Đã từng gặp gỡ Cha và đã hiểu biết Cha, tôi cảm thấy một sự trìu mến đặc biệt đối với Cha, và thật buồn, khi nghe tin Cha đã lìa đời. Quả là một mất mát cách riêng cho Miền Dòng Giuse bởi lẽ trước đây Cha Gérard đã từng làm Bề trên Tổng quyền, với nhiều năm dài lãnh đạo Dòng Thánh Giuse và ngày nay tích cực tham gia công việc Dòng Ngôi Lời-Giuse. Tuy nhiên, cũng có một góc nhìn sáng sủa, lạc quan. Anh em có thể đoán chắc rằng Cha Gérard Trần Lộc đã được nghênh đón hân hoan như lễ hội trong nhà Cha trên trời, đúng vào thời điểm chuẩn bị cử hành nghi lễ phong thánh cho Chân Phước Arnold và Joseph của Dòng Ngôi Lời chúng ta. Tất cả chúng ta có thể tin tưởng rằng: cùng kết họp với 2 vị Tân Hiển Thánh, Cha Gérard Trần Lộc sẽ tiếp tục cầu thay nguyện giúp cho Miền Dòng Việt Nam và cho anh em chúng ta trên khắp thế giới.”
Vâng, chết không phải là chuyện đùa. Chết là một nỗi đau xé lòng cho những ai đã từng sống trong tình thương chân thành mà nay lại sinh ly tử biệt! Tuy nhiên, con người ta, khi chút hơi tàn đã tắt, khi linh hồn bay về Nhà Cha, thì cái còn lại ở trên trần gian chỉ là một di hài, một xác đất vật hèn, chứ không phải con người nữa. Con người thật đã ra đi rồi! Những người còn sống bằng xương bằng thịt, chỉ lưu luyến nấn na và khoảnh khắc, rồi ai nấy cũng quay lưng để hướng về cuộc sống đang diễn tiến phía trước.
Hôm nay, chúng ta tụ họp để tiễn đưa lần cuối Cha Gérard Trần Lộc về Nhà Cha trên Trời, sau khi Cha đã sống trường thọ với tuổi già đáng kính, khôn ngoan và thanh sạch đúng như Sách Không ngoan đã tuyên dương người đầu bạc. Chắc chắn, giờ đây Cha Gérard đang sống trong ánh sáng, trong bình an và trong hoan lạc của tuổi xuân muôn thuở. Kính thưa Cha Gérard, cộng đồng thờ phượng xin vĩnh biệt Cha và hẹn ngày tái ngộ ở cõi vĩnh hằng, trong Nhà Cha chúng ta trên Trời.
Xin vĩnh biệt Cha Gérard!
LM. Clément Lưu Minh Hoàng, SVD.

Monday, November 7, 2011

KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO 2011

THÁNG CÁC LINH HỒN – SUY GẪM VÀ ƯU TƯ





Chuyện kể rằng có một vị thương gia giàu có và đạo đức kia đột ngột qua đời và sau đó trình diện trước mặt Chúa. Ông ta tỏ vẻ buồn rầu và phàn nàn với Chúa. “Lạy Chúa, con không phàn nàn về chuyện Chúa gọi con đi. Nhưng con chỉ bực mình Chúa là sao Ngài không báo cho con biết trước để con có thể chuẩn bị hậu sự và trăn trối vài điều với vợ con của con”. Chúa ôn tồn trả lời với vị thương gia ấy rằng : “Con ơi, Ta đã thông báo với con nhiều lần mà con đâu có nghe!”. Vị thương gia khó chịu hỏi Chúa : “Ngài nói là đã thông báo với con! Làm gì có chuyện đó, sao con không biết!”. Chúa lại từ tốn đáp lời : “Lần thứ nhất, Ta báo với con là lúc con tổ chức sinh nhật lần thứ 50 với đông đủ gia đình, người thân. Lúc đó, mọi người chúc mừng con sống lâu trăm tuổi và gặp nhiều may mắn. Tại sao lúc đó con không biết chuẩn bị cho tương lai mình vì con biết rằng đời sống trên trần gian này chỉ là tạm bợ? Lần thứ hai Ta đã cảnh báo cho con khi con gặp một tai nạn. Vậy mà con cũng đâu có quan tâm gì đến chuyện đó. Và lần cuối cùng là năm vừa qua khi con bị cơn đột quỵ nhưng gặp thầy, gặp thuốc nên con đã bình phục nhanh chóng. Sao con không lo chuẩn bị trước cho cuộc sống vĩnh cửu mà bây giờ con lại vội trách Ta?”. Vị thương gia chợt hiểu ra và thôi không dám phàn nàn với Chúa nữa.
Tháng 11, đối với người Công giáo, đó là tháng nhớ về những người đã khuất, về những bậc tổ tiên, ông bà cha mẹ, còn được gọi là Tháng Các Linh Hồn. Đây cũng là tháng để nhắc nhở những người đang sống biết lo và nghĩ đến hậu sự của mình, đừng để nước đến chân rồi mới chạy rồi lại phàn nàn như vị thương gia giàu có vừa kể trên.
Ngày Chúa Nhật vừa qua tôi sau khi dâng lễ tại họ đạo tôi phụ trách vào buổi sáng. Buổi chiều tôi dâng lễ cho giới trẻ tại một giáo xứ của Dòng. Người ta báo cho tôi là bà thủ quỹ của giáo xứ vừa bị tai nạn giao thông cùng với người cha, người em và con trai của bà. Tất cả đều thiệt mạng. Tai nạn thảm khốc đã cướp đi sinh mạng của 4 người trong cùng một gia đình. Cả giáo xứ người nào cũng có bộ mặt như đưa đám khiến tôi cũng không khỏi mủi lòng. Trong bài chia sẻ Tin Mừng Chúa Nhật XXXII thường nhiên A hôm ấy thật trùng hợp với nỗi ưu tư lo lắng của những người tham dự, tôi đã chia sẻ về sứ điệp mà Chúa Giê-su đã cảnh báo : “Vậy anh em hãy biết canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào” (Mt 25, 13).
Tôi còn nhớ những ngày ở Việt Nam khi tham dự các nghi thức tiễn biệt người quá cố, ca đoàn thường tấu lên bài hát được phổ từ Thánh Vịnh 102 nghe thật buồn : “Đời sống con người giống như hoa cỏ. Như bông hoa nở trên cánh đồng. Một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi. Nơi nó mọc không còn mang vết tích…” (TV 102).
Thật vậy, con người luôn mong muốn được sống lâu trăm tuổi, được cải tử hoàn sinh nhưng không ai thoát khỏi cái chết dù điều đó không ai thật sự mong muốn. Bản án Chúa đã ghi: mọi người đều phải chết. Thánh Âu-tinh từng nói: “Mọi sự dầu hay, hay dở, đều không chắc chắn, chỉ sự chết là chắc chắn sẽ xảy đến.” Người Hồi giáo cũng có một câu kinh để nhắc nhở mọi người về sự chết : “Tất cả mỗi người đều phải nếm cái chết, cái chết là vị khách bước vào nhà của mỗi người dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo... cũng không cần phải xin phép gia chủ…”. Bởi thế cuộc sống thật mong manh, mỏng dòn nhưng sao con người cứ mải mê thế sự mà không biết chuẩn bị cho hậu sự để rồi cái ngày oan nghiệt xảy đến với mình thì mình trở tay không kịp!   
Người Công giáo có Tháng Các Linh Hồn để nhớ về những người đã khuất và cầu nguyện đặc biệt cho họ. Người Phật giáo có tháng Xóa Tội Vong Thân mà cao điểm là ngày Rằm Tháng Bảy âm lịch. Hồi còn nhỏ tôi có được xem bộ phim “Mục Liên Thanh Đề” hay “Mục Liên tìm mẹ”, một phim truyện Phật giáo thật hay nhưng lúc đó trí khôn của tuổi thơ tôi chẳng hiểu được bao nhiêu. Sau này có thời gian tìm hiểu, tôi mới biết được nhân vật Mục Liên, hay còn gọi là Bồ Tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ma quỷ vì mẹ của Mục Liên kiếp trước đã từng gây nhiều nghiệp ác. Dù Bồ Tát Mục Kiền Liên rất thần thông quảng đại nhưng không đủ sức cứu mẹ mình khỏi ngạ quỷ nên Đức Phật mới khuyên Mục Liên là hãy biết hợp lực các chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này. Và cũng từ đó, ngày lễ Vu-lan ra đời vào rằm tháng 7 hàng năm như là dịp để chúng sanh báo hiếu cha mẹ.
Tôi được sinh ra trong một gia đình mà bên nội là Công giáo còn bên ngoại là Phật giáo. Cũng vì điều đó mà tôi phải cố gắng tìm hiểu để không làm phật lòng hai bên nội ngoại vào những dịp tang lễ và cúng kiếng. Tôi còn nhớ có lần về thăm nhà tổ bên ngoại để ăn giỗ, vị trưởng tộc mà tôi gọi bằng Cậu ruột sau khi cúng bái đã gọi tôi thắp hương cho ông ngoại. Má tôi đứng đó xem tôi phản ứng thế nào vì lúc ấy tôi đã là một tu sĩ Công giáo. Tôi đã không ngần ngại thắp nén hương cho ông ngoại mình. Sau khi khấn vái cho ông ngoại tôi xong, vị trưởng tộc đã vỗ vai tôi bốp bốp và nói với tôi rằng ông cứ tưởng là những người Công giáo ăn đồ mặn, đặc biệt là những người đi tu quên mất nguồn cội tổ tiên, nhưng giờ đây ông không còn thành kiến đó nữa. Tôi có giải thích với ông Cậu tôi rằng người Công giáo chẳng những không quên tổ tiên, những người đã khuất mà còn giành riêng một tháng để cầu nguyện cho họ nữa dù họ không cúng kiếng như người Phật giáo.
Trước đây, ông Cậu trưởng tộc của tôi luôn tỏ ra là người nghiêm khắc và độc đoán. Ngay cả Má tôi cũng không dám tự tiện nói chuyện hay đôi co gì với ông vì Má đã phạm phải sai lầm là theo đạo Công giáo, và theo gia đình phía ngoại của tôi thì Má tôi đã can tội bất hiếu. Nhiều lần Má tôi muốn nói muốn giải thích cho phía bên ngoại nhưng chẳng ai chịu nghe. Tuy nhiên, ngày hôm ấy tôi đã đại diện cho Má tôi để tranh luận cách bình đẳng và sòng phẳng với những bậc trưởng thượng phía bên ngoại tôi về những khuất mắt và hiểu lầm giữa đôi bên. Cũng từ đó, ông Cậu trưởng tộc và những người phía bên ngoại tôi dần dần hiểu ra và quí mến người Công giáo hơn. Má tôi cũng được dịp lên nước để bào chữa những gì mà lâu nay bà không được nói ra.
Tôi muốn nói lên điều này vì Việt Nam và các nước vùng châu Á có một nền văn hóa rất đặc sắc mà hiếm Châu lục nào có được. Bởi thế, nếu mà chúng ta không tìm hiểu, không cảm thông thì rất dễ rơi vào thành kiến hay kết án. Tôi là người đang nghiên cứu văn hóa và rất thích về nhân chủng học, là khoa học nghiên cứu về con người. Ngày nay người ta dùng nhiều hạn từ như hội nhập, ứng nhập văn hóa hay là tương tác văn hóa đế ám chỉ đến việc thích ứng với nền văn hóa mà mình đang sống và hoàn chỉnh nền văn hóa đó. Tôi đang sống ở một đất nước mà văn hóa cũng như phong tục tập quán hoàn toàn khác biệt với nơi chôn nhau, cắt rốn của mình nên phải cố gắng để hòa mình vào nền văn hóa này nhưng không đánh mất đi văn hóa của dân tộc mình. Nhiều lúc tôi cũng cảm thấy hơi shock về cách sống và cách hành xử văn hóa nơi mà mình đang sống vì nó chưa hoàn toàn thuộc về mình. Một cú shock văn hóa nhiều khi cũng tạo cho mình nhưng trăn trở, âu lo.
Tôi không phải là người quá đam mê âm nhạc nhưng lại rất thích các nhạc phẩm của nhạc sĩ họ Trịnh về triết lí sống của ông. Những ngày này tôi thường nghe bài hát “Trở về cát bụi” để suy gẫm thêm về cái điều mà không ai muốn nói đến-Sự chết : “Sống trên đời này người giàu sang cũng như người nghèo khó. Trời đã ban cho ta cám ơn trời dù sống thương đau. Mai kia chết rồi trở về cát bụi giàu khó như nhau. Nào ai biết trước số phận ngày sau ông trời sẽ trao…”. Tôi cũng như bao người luôn mong được sống lâu trăm tuổi và gặt hái nhiều thành công nhưng tôi cũng cần phải học biết một điều quan trọng hơn là chuẩn bị cho hậu sự của mình.
Paraguay, ngày 7 tháng 11 năm 2011,
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.